Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đêm qua (giờ Việt Nam) chứng kiến một phiên tăng điểm mạnh với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng thêm gần 560 điểm (+2,4%) lên 23.950 điểm. Đây được xem là 1 'món quà' cho Tổng thống Trump khi ông ra quyết định mở cửa lại nền kinh tế.

Như vậy, hơn 3 tuần sau khi lập đáy, chỉ số công nghiệp Dow Jones của Mỹ đã lấy lại được hơn 5.350 điểm (+29%), từ mức đáy dưới 18.600 điểm ghi nhận hôm 23/3 vừa qua.

Chỉ số tầm rộng S&P 500 cũng tăng hơn 3% lên 2.846 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng mạnh hơn, thêm gần 4% lên trên 8.515 điểm.

Một số cổ phiếu trụ cột của Mỹ tăng mạnh, bất chấp ảnh hưởng chưa từng có của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Cổ phiếu bán lẻ Amazon của Mỹ thậm chí tăng lên mức giá cao kỷ lục mọi thời đại khi nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng vọt khi mà cả nước Mỹ đóng cửa chống dịch.

Một số cổ phiếu lớn khác như Apple, Microsoft, Johnson & Johnson… cũng tăng mạnh, từ 4,5% cho tới 5%.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi ông Donald Trump phát đi những tín hiệu đầu tiên về một quyết định mà ông cho là khó khăn nhất trong cuộc đời của mình: thời điểm và cách thức mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh Mỹ trở thành vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Khó khăn ở chỗ: một bên là sinh mạng của người dân và một bên là nguy cơ nền kinh tế sụp đổ, xã hội hỗn loạn…

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, một số bang có thể mở cửa hoạt động trở lại trước 1/5.

Với nhiều người, còn người là còn của, có thể làm lại,nước Mỹ sẽ hồi phục lại sau đại dịch, nhưng cũng không ít người cho rằng, ở nhà cũng chết theo cách khác, nước Mỹ sẽ chứng kiến một kêt cục đau thương.

Trên CNBC, tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông tin rằng một số bang có thể dõ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, vốn làm ngưng trệ nền kinh tế, ở vào thời điểm trước cuối tháng 4.

Tuyên bố của ông Trump được đưa ra một ngày sau khi thống dốc 6 bang Đông Bắc nước Mỹ, bao gồm New York và New Jersay tuy bố họ sẽ thành lập nhóm làm việc riêng để kiếm soát dịch bệnh và phối hợp để cuối cùng có thể mở lại hoạt động từng phần của nền kinh tế.

Cũng theo ông Trump, ngày mở cửa trở lại sẽ “rất gần” bởi vì mỗi bang có một điều kiện rất khác nhau so với bang khác.

{keywords}
Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh trở lại từ đáy ghi nhận hôm 23/3.

Những nhận định lạc quan của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo về tình hình dịch Covid-19 ở bang này đang chững lại cũng thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư.

Mặc dù Mỹ hiện vẫn là tâm điểm dịch của thế giới nhưng tốc độ tăng số ca nhiễm và người chết đã có dấu hiệu giảm. Đường cong dịch Covid-19 đã có dấu hiệu đi xuống. Đây là thời điểm mà theo giới quan sát thị trường, sẽ có những cuộc đối thoại nghiêm túc về việc tái khởi động lại nền kinh tế.

Dù vậy, đà tăng của chứng khoán Mỹ cũng chững lại khi các doanh nghiệp đang bước vào mùa báo cáo với lợi nhuận có thể giảm mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp không ngừng gia tăng và có thể lên tới mức 20% cũng ảnh hưởng tới tâm lý của các nhà đầu tư.

Chứng khoán Mỹ tăng trở lại do đã giảm quá mạnh trước đó. Còn trước mặt khả năng kinh tế Mỹ suy thoái được dự báo là 100%. Kỳ vọng của giới đầu tư là ở chỗ, những biện pháp của Chính phủ Mỹ và Fed có thể bảo vệ lợi nhuận của các công ty lớn trong dài hạn.

Xáo trộn với nền kinh tế Mỹ chính là ở chỗ: hoạt động thương mại bị đứt gãy trong vài tuần. Nhưng ở chiều ngược lại, những gói tiền kích thích hàng ngàn tỷ đồng sẽ giúp các công ty lớn nhất của Mỹ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay mà lợi nhuận dài hạn không suy giảm.

Trên thế giới, tình hình cũng khá u ám. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, thế giới “rất có thể” chứng kiến cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020 (trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 3,3% đưa ra hồi tháng 1).

IMF kỳ vọng nền kinh tế thế giới sẽ “hồi từng phần” trong năm 2021, nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự cải thiện của cuộc khủng hoảng y tế.

M. Hà