Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, khoản 1, Điều 48 Bộ luật Lao động quy định, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Do đó, trường hợp người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động chấm dứt hợp đồng lao động (Khoản 4, Điều 36 Bộ luật Lao động) thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

{keywords}
Người lao động làm việc sau nghỉ hưu vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 166 và Khoản 2, Điều 167 Bộ luật Lao động thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này; khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng các quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động.

Hiện nay, Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về chi trả trợ cấp thôi việc không phân biệt đối với người lao động đã hoặc chưa nghỉ hưởng chế độ hưu trí.

Vì vậy, trường hợp người lao động đã nghỉ hưởng chế độ hưu trí mà làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên theo hợp đồng lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định.

(Theo An ninh Thủ đô)