Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) tiếp tục chứng kiến cổ phiếu đứng ở vùng đáy 1 năm. Giới đầu tư hồi họp ngóng kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết với kỳ vọng bất ngờ có thể xảy ra như QCG nửa đầu 2017.

Tháo chạy bất thành, đại gia miền Tây tan giấc mộng tỷ USD

Đại gia thâu tóm cảng Quy Nhơn: Trùm khoáng sản, mua khách sạn Daewoo

Một số doanh nghiệp niêm yết bắt đầu đưa ra ước tính lợi nhuận quý 3 với khá nhiều tín hiệu tích cực. CTCP Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị IDICO (UIC) ước tính doanh thu và lợi nhuận đạt 80-90% kế hoạch năm; Thủy sản Mekong (AAM) thông báo lợi nhuận gấp đôi kế hoạch năm; trong khi Bất động sản Thế Kỷ (CRE) dự kiến có thể tăng tốc trong quý 4 và đạt kế hoạch đề ra cho năm 2018...

Trong các báo cáo gần đây của 2 sàn chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khá tốt. Dòng vốn cũng đang có xu hướng trở lại thị trường.

Dòng vốn ngoại cũng đang đổ trở lại vào cổ phiếu Việt, trái ngược với xu hướng rút vốn trên khắp các thị trường mới nổi trên thế giới.

Các tín hiệu gần đây cho thấy, các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt, có thể ghi nhận lợi nhuận tăng ấn tượng trong năm 2018, thậm chí có thể tăng vọt như trong một lĩnh vực như: dệt may, thủy sản, dầu khí,...

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại với một số lĩnh vực như xây dựng, bất động sản, ngân hàng,... khi mà Chính phủ đang thắt chặt tín dụng để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, tránh những quả bong bóng hay cú sốc có thể xảy ra.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản gần đây gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng, việc thu hồi đất để làm dự án hay mua đất công giá rẻ không còn dễ dàng, trong khi tín dụng giúp người dân mua căn hộ đang bị kiểm soát chặt hơn.

{keywords}
 

Đầu năm 2017, TTCK chứng kiến cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) của nhà ông Nguyễn Quốc Cường tăng trưởng thần kỳ.

Thông tin QCG nhận tiền tạm ứng 50 triệu USD từ một đối tác có tên Sunny và dự định bán dự án Phước Kiển cho đối tác này đã giúp cổ phiếu QCG tăng vọt từ khoảng 6 lần từ 5.000 đồng/cp lên gần 30.000 đồng/cp trong nửa đầu 2017. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau đó tụt giảm mạnh hiện đang ở quan mức 8.000 đồng/cp. Đây là vùng đáy của QCG trong vòng 1 năm qua. 

QCG và Sunny sau đó đã bất ngờ thanh lý biên bản nêu trên và QCG tiếp tục chìm trong dự án kéo dài thập kỷ. QCG hiện còn lượng hàng tồn kho rất lớn, lên tới nhiều ngàn tỷ đồng, chủ yếu nằm ở dự án Khu dân cư Phước Kiểng.

Đây là một dự án khiến doanh nghiệp nhà Cường Đôla bế tắc trong cả thập kỷ qua do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và chưa thể triển khai. Có nhiều thời điểm, các cơ quan chức năng vào cuộc hỗ trợ nhưng dự án 92ha do QCG làm chủ đầu tư mới giải phòng đền bù được hơn 90%.

Trong 2018, Quốc Cường Gia Lai cũng dính vào vụ lùm xùm với 1 dự án Phước Kiển khác. Dàn lãnh đạo Công ty Tân Thuận (thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) đã bị kỷ luật sau vụ bán đất rẻ cho QCG. Tân Thuận đã bán chỉ định hơn 30ha đất đã đền bù tại Khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Vụ bán đất vàng giá bèo đã không trôi, QCGL của nhà ông Nguyễn Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan (mẹ ông Cường) nắm giữ vị trị Chủ tịch HĐQT rơi vào vòng xoáy nóng, cổ phiếu bị bán tháo trên TTCK trong một thời gian dài.

Gần đây, QCG có những lần báo cáo lợi nhuận tăng vọt nhưng cổ phiếu vẫn chưa thể tăng trở lại. QCG của nhà ông Nguyễn Quốc Cường dính nhiều tin xấu như: bị tạm ngừng cấp phép xây dựng dự án mua từ HAGL của Bầu Đức, quý 2/2018 lãi sụt giảm trở lại; mất dự án đất công giá rẻ...

Trên thị trường chứng khoán, áp lực chốt lời vẫn còn khá lớn sau khi VN-Index lên gần ngưỡng 1.020 điểm. Nhóm cổ phiếu dầu khí và dệt may đồng loạt giảm sau chuỗi ngày tăng giá khá mạnh.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng cũng chịu áp lực bán mạnh.

Thị trường cân bằng nhờ một số cổ phiếu chủ chốt trong lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm, ngân hàng, chứng khoán và công nghệ tăng giá.

Một số công ty chứng khoán có cái nhìn tươi sáng hơn trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thị trường nhiều khả năng vẫn duy trì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn với các phiên tăng giảm đan xen. Chứng khoán Rồng Việt nhận định, khối ngoại hiện đang là điểm tựa khá vững chắc khi liên tục mua ròng các cổ phiếu lớn. VN-Index vẫn đang hướng tới mục tiêu 1.025.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/9, VN-index tăng 1,76 điểm lên 1017,13 điểm; HNX-Index tăng 0,19 điểm lên 116,28 điểm. Upcom-Index tăng 0,02 điểm lên 54,21 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 330 triệu đơn vị, trị giá 7,3 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Chỉ 1 ưu đãi lớn, đại gia hưởng lộc cả trăm tỷ đồng

Chỉ 1 ưu đãi lớn, đại gia hưởng lộc cả trăm tỷ đồng

Nhiều đại gia hàng đầu trên thị trường chứng khoán có khát vọng lớn lao: xây dựng các doanh nghiệp tỷ USD. Tham vọng làm giàu có đối với nhiều người là không giới hạn.

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long tiếp tục gia tăng vị thế của mình trong ngành thép và khiến các đối thủ rơi vào tình trạng khó khăn. Túi tiền của vị tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng.

Đại gia Trần Phương Bình: Phi vụ 1.200 lượng vàng khó tin

Đại gia Trần Phương Bình: Phi vụ 1.200 lượng vàng khó tin

Cựu trung tá công an bất ngờ thừa nhận hành vi ký chứng từ nộp khống 1.200 lượng vàng tại DongABank...

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân đạm số 1 Việt Nam sắp hết thời kỳ “trăng mật” và đang đối mặt với nguy cơ lỗ nặng, triển vọng kinh doanh u ám do những thay đổi về chính sách giá khí đầu vào và nguồn cung không đủ.