Nhiều đại gia hàng đầu trên thị trường chứng khoán có khát vọng lớn lao: xây dựng các doanh nghiệp tỷ USD. Tham vọng làm giàu có đối với nhiều người là không giới hạn.

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) thông báo chủ tịch Lương Trí Thìn vừa mua số cổ phiếu ESOP (cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động) trị giá gần trăm tỷ đồng.

Theo đó, ông Lương Trí Thìn đã mua hết 43% tổng số cổ phiếu ESOP do Đất Xanh Group phát hành lần này. Cụ thể, ông Thìn 3,21 triệu cổ phiếu ESOP, nâng lượng sở hữu cổ phiếu DXG từ hơn 29 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 8,54%) lên gần 32,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,27%).

Trong lần này, DXG phát hành 7,5 triệu cổ phiếu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cp để bổ sung vốn lưu động cho công ty và như một hình thức khuyến khích cho những người lao động trong công ty.

Danh sách cán bộ công nhân viên được mua cổ phiếu ESOP là 125 người. Mức giá phát hành bằng khoảng 1/3 so với thị giá hiện tại của DXG và thấp hơn khá nhiều so với mức giá đỉnh cao 35.000 đồng/cp mà DXG đạt được vài tháng trước. 

{keywords}
 

Với mức giá như hiện tại, ông Lương Trí Thìn có thêm khối tài sản trị giá gần 100 tỷ đồng và chỉ phải bỏ ra khoảng 32 tỷ. Đại gia bất động sản này hiện có túi tiền quy ra từ cổ phiếu đạt gần 1 ngàn tỷ đồng.

Ông Lương Trí Thìn đặt mục tiêu cho Tập đoàn trong 10 năm tới là có vốn hóa 5 tỷ USD. Tại ĐHCĐ thường niên 2018, DXG cũng đã thưởng 10,2 tỷ đồng cho HĐQT và Ban điều hành về kết quả kinh doanh năm 2017 nhờ vượt kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho năm 2017

Gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) cũng chứng kiến người lao động tại Chứng khoán Bản Việt (VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng, trong đó đa phần là cán bộ chủ chốt, được mua cổ phiếu ưu đãi, giá chỉ bằng gần 1/3 trên sàn.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB) cũng công bố phương án phát hành 33,7 cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cp. Trong đó, 4 sếp lớn của VPBank đăng ký mua hơn 18 triệu cổ phiếu ESOP.

Riêng ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua hơn 15,55 triệu cổ phiếu ESOP của ngân hàng. Bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng, đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu ESOP. Bà Dương Thị Thu Thuỷ (phó GĐ) cũng đăng ký mua 600 nghìn cổ phiếu ESOP trong tháng 9. Ông Đinh Văn Nho (Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp) đăng ký mua 200 nghìn cổ phiếu ESOP.

Cho dù cổ phiếu VPBank đang ở vùng đáy 6 tháng thì sau khi mua thành công, ông Nguyễn Đức Vinh có túi tiền hơn 410 tỷ đồng quy ra từ cổ phiếu. Cổ phiếu VPBank giảm khá mạnh từ mức giá gần 45.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 (giá đã điều chỉnh) xuống còn khoảng 26.000 đồng/cp hiện tại.

Với các kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2017, phần lớn các cổ phiếu trên TTCK trong đó có 3 cổ phiếu nói trên đều tăng mạnh và vượt đỉnh lịch sử hồi đầu năm 2018. Các kế hoạch ấn tượng đề ra cho năm 2018 cũng là nguyên nhân kéo các cổ phiếu này đi lên.

Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây, áp lực chốt lời chung trên thị trường cũng như lo ngại về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay trong nửa cuối 2018... khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.

Dòng tiền bắt đáy đang trở lại. Nó giúp nhiều cổ phiếu rục rịch tăng giá và VN-Index đã lên trên ngưỡng 1.000 điểm.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), dòng tiền vào dồi dào đã giúp thanh khoản lên trên 5.000 tỷ đồng. VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm sau 3 tháng vật vã.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí,... tiếp tục giúp thị trường đi lên.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có cái nhìn tươi sáng hơn trong các dự báo.

Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng thị trường đã chinh phục được ngưỡng tâm lý 1000 điểm và sẽ vào giai đoạn bứt phá.

CTCK Rồng Việt (VDS) cho rằng chỉ số đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng nên nhà đầu tư có thể mở vị thế mua đối với các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc midcap có thời gian tích lũy dài.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/9, VN-index tăng 9,2 điểm lên 1004,74 điểm; HNX-Index tăng 0,86 điểm lên 115,06 điểm. Upcom-Index tăng 0,53 điểm lên 52,99 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 270 triệu đơn vị, trị giá 6,0 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long tiếp tục gia tăng vị thế của mình trong ngành thép và khiến các đối thủ rơi vào tình trạng khó khăn. Túi tiền của vị tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng.

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân đạm số 1 Việt Nam sắp hết thời kỳ “trăng mật” và đang đối mặt với nguy cơ lỗ nặng, triển vọng kinh doanh u ám do những thay đổi về chính sách giá khí đầu vào và nguồn cung không đủ.