Ông trùm Lê Văn Quang dồn dập đón tin vui sau khi trở lại với các nhà đầu tư sau vài năm tháo chạy để tìm đối tác ngoại. Kế hoạch tỷ USD dở dang và mong muốn tìm được đối tác ngoại có thể sớm trở thành hiện thực.

Đại gia thâu tóm cảng Quy Nhơn: Trùm khoáng sản, mua khách sạn Daewoo

Gánh nợ 800 triệu USD, đại gia Lê Phước Vũ buôn cổ phiếu lãi đậm

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) của vợ chồng vua tôm Lê Văn Quang và Chu Thị Bình vừa công bố thông tin triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2018, nhằm thông qua phương án phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phiếu, tăng vốn từ mức 1.400 tỷ lên hơn 2.157 tỷ đồng và hủy bỏ một số ngành nghề kinh doanh.

Thời gian họp dự kiến vào ngày 10/11/2018, tại TP.HCM.

Đây sẽ là lần tăng vốn mạnh chưa từng có của Thủy sản Minh Phú và cũng là lần doanh nghiệp thu được dòng tiền mặt cho kế hoạch mở rộng quy mô và đẩy mạnh xuất khẩu lên mức tỷ USD mà MPC đã đặt ra.

Trước đó, MPC cũng đã một lần tăng vốn mạnh nhưng là phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 1:1 hồi tháng 6/2018.

Lần phát hành riêng lẻ lần này được giới đầu tư đánh giá là chào bán cho đối tác nước ngoài - một kế hoạch mà ông Lê Văn Quang đã ấp ủ trong nửa thập kỷ qua. Ông đã từng phũ phàng hủy niêm yết cổ phiếu MPC trên sàn HOSE cách đây hơn 3 năm, hồi cuối tháng 3/2015 để thực hiện hút vốn ngoại. 

{keywords}
 

Tuy nhiên, sau khi hủy niêm yết để tránh quy định giới hạn room ngoại, MPC đã không thể bắt tay được với một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nào. Kế hoạch của ông Lê Minh Quang và bà Chu Thị Bình thất bại nặng nề. Tính minh bạch có lẽ là điều mà các tổ chức nước ngoài luôn đề cao hàng đầu.

Bên cạnh đó, kế hoạch đạt doanh thu tỷ USD đề ra từ nhiều năm trước cũng không thực hiện được.

MPC của ông Lê Văn Quang đã đăng ký giao dịch trở lại trên sàn UPCOM từ tháng 10/2017 và có kế hoạch niêm yết trở lại trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào năm 2019.

Minh Phú của nhà ông Quang gần đây đã niêm yết bổ sung 68,5 triệu cổ phiếu (thưởng) nhằm tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đó, MPC cũng đã thông qua quyết định nâng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài lên 100% với mục đích tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược cho kế hoạch phát triển trở thành doanh nghiệp thủy sản hàng đầu trên thế giới.

Bà Chu Thị Bình (vợ ông Lê Văn Quang) từng được biết đến là nữ đại gia giàu nhất ngành thủy sản trong vài năm trước.

Thủy sản Minh Phú của vua tôm Lê Văn Quang vẫn ấp ủ giấc mơ doanh thu tỷ USD từ nhiều năm nay nhưng thiếu vốn để có thể mở rộng kinh doanh, trong khi sự bấp bênh của ngành thủy sản khiến các doanh nhân luôn lo sợ khi hoạt động dựa vào đòn bẩy tài chính quá nhiều.

Gần đây, giữa tâm bão cuộc chiến thương mại, MPC báo cáo kết quả kinh doanh khá tốt, với xuất khẩu đạt hơn 440 triệu USD, tương đương 55% kế hoạch 800 triệu cho cả năm. Lợi nhuận của MPC cũng tăng mạnh, giá cổ phiếu tăng vọt sắp đạt đỉnh từ lúc lên sàn trở lại.

Ba con gái của vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình gần đây cũng đã hoàn thành mua vào 9,3 triệu cổ phiếu và giàu lên nhanh chóng. Tổng cộng, nhà “vua tôm” Lê Văn Quang sở hữu khối tài sản hơn 3,8 ngàn tỷ đồng.

Các cổ phiếu thủy sản được cho là hưởng lợi trong cơn bão xung đột thương mại trên thế giới. Xuất khẩu sang Mỹ được dự báo sẽ tăng, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc cũng đang có những bước tiến đáng kể.

Cổ phiếu Việt nói chung gần đây cũng vượt qua cơn bão rút vốn ngoại trên các thị trường mới nổi. Dòng vốn ngoại vẫn đổ vào TTCK Việt Nam nhờ sự ổn định về kinh tế vĩ mô, trong đó có sự ổn định của đồng VND. 

{keywords}
 

Các cổ phiếu thủy sản khác như Vĩnh Hoàn (VHC) của nữ hoàng miền Tây Trương Thị Lệ Khanh, hay HVG của Thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh,... gần đây đều tăng mạnh, thậm chí tăng trần liên tục.

Cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn của bà trùm cá tra Trương Thị Lệ Khanh tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư với việc trở thành cổ phiếu hiếm hoi vượt qua đỉnh hồi tháng 4 khi mà TTCK ghi nhận chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử 1.204 điểm.

Theo báo cáo của CTCK BVSC, cuộc chiến thương mại leo thang không ngừng giữa Mỹ và Trung Quốc mang đến cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn.

Doanh nghiệp tôm của ông Lê Văn Quang không được hưởng lợi trực tiếp nhưng xuất khẩu vẫn đang tăng mạnh.

Trên thị trường chứng khoán, các cổ phiếu dầu khí, chứng khoán, thủy sản, và nhiều mã vốn hóa lớn như VietJet, FPT, Vinhomes, PNJ, Vincom Retail,... đều tăng mạnh. Dòng vốn tăng cao thời gian gần đây đã giúp thị trường vững vàng trên ngưỡng 1.000 điểm.

Một số công ty chứng khoán có cái nhìn tươi sáng hơn trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, thị trường nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn với diễn biến dao động trong biên độ hẹp.

HSC nhận định, các mã bluechip như Vingroup, Vinamilk, Masan, Hòa Phát, Vinhomes, Novaland, Vietcombank, Petrolimex, Chứng khoán Sài Gòn và Sacombank đã nằm trong nhiều giỏ chỉ số FTSE. Những mã này có thể sẽ tăng nhẹ trong những phiên tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/9, VN-index tăng 5,67 điểm lên 1015,37 điểm; HNX-Index tăng 0,5 điểm lên 116,08 điểm. Upcom-Index tăng 0,15 điểm lên 54,19 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 280 triệu đơn vị, trị giá 6,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Tỷ phú Trần Đình Long áp đảo, đại gia Lê Phước Vũ gặp khó

Ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long tiếp tục gia tăng vị thế của mình trong ngành thép và khiến các đối thủ rơi vào tình trạng khó khăn. Túi tiền của vị tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng.

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân bón số 1 Việt Nam: Cú đòn khó đỡ, nguy cơ lỗ nặng

Đại gia phân đạm số 1 Việt Nam sắp hết thời kỳ “trăng mật” và đang đối mặt với nguy cơ lỗ nặng, triển vọng kinh doanh u ám do những thay đổi về chính sách giá khí đầu vào và nguồn cung không đủ.

Mơ chia phần 10 tỷ USD, đại gia đốt túi gần 3.000 tỷ

Mơ chia phần 10 tỷ USD, đại gia đốt túi gần 3.000 tỷ

Dù đốt hàng trăm tỷ dồng nhưng các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn quyết tâm đổ tiền. Cuộc chơi “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” này, đại gia Việt có phần yếu thế.

Trầm Bê vào tù, đại gia Dương Công Minh dọn dẹp tài sản ngàn tỷ

Trầm Bê vào tù, đại gia Dương Công Minh dọn dẹp tài sản ngàn tỷ

Ngân hàng của ông trùm Dương Công Minh rao bán khối tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng liên quan tới ông Trâm Bê. Đại gia bất động sản khét tiếng một thời tiếp tục rời bỏ mảng đất đai, tập trung lĩnh vực tài chính.