Câu hỏi: 

Gia đình tôi gồm 6 người đang sử dụng 4 chiếc điều hòa, 6 cái quạt, 1 bếp từ, 1 tủ lạnh, 1 máy giặt và 1 máy sấy. Với dự thảo cơ cấu bán lẻ điện của Bộ công thương vừa đưa ra tôi thấy có xuất hiện thêm giá điện một giá là gần 3.000 đồng/kWh và bảng điện bậc thang mới. 

Vậy xin gửi số điện của gia đình được sử dụng trong 1 năm, liệu theo cách tính tiền điện mới gia đình chúng tôi nên chọn phương án nào để tiết kiệm tiền nhất?

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Số điện của gia đình chị Hồng sử dụng. 

Tư vấn:

Chào bạn, gia đình bạn hiện đang nằm trong danh sách những hộ gia đình có nhiều thiết bị điện và tiêu tốn nhiều điện năng. Với số tiền điện của gia đình bạn chúng tôi có thể tính toán nhanh để đưa ra giải pháp lựa chọn cách tính tiền điện phù hợp với gia đình để tiết kiệm tiền điện nhất.

Cụ thể, bảng sử dụng điện và tiền thanh toán tiền điện trong 1 năm của gia đình chị Hồng như sau:

{keywords}
 

Dựa theo số liệu tiền điện trong 12 tháng sử dụng của gia đình bạn, chúng tôi sẽ tính toán nhanh số tiền phải trả theo dự thảo cơ cấu bán lẻ điện của Bộ công thương vừa đưa ra.

Hiện tại, mức giá bán lẻ điện bình quân được Bộ Công thương quy định là 1.864,44 (đồng/kWh).

Ở phương án 1:

Giá điện được Bộ Công Thương dự kiến áp dụng theo dạng điện bậc thang mới với sự điều chỉnh mức giá tỷ lệ so với giá bán lẻ điện bình quân.

Như vậy, mức giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được thay đổi như sau:

{keywords}
 

Dựa trên việc thay đổi biểu giá thì giá điện mà gia đình bạn phải đóng cũng sẽ thay đổi như sau:

{keywords}
 

Vậy là dù trong tháng 5-6-7, số tiền điện gia đình sử dụng bị vọt lên cao nhưng theo cách tính bậc thang mới vẫn sẽ ít hơn giá tiền cũ. Các tháng còn lại cũng tương tự.

Ở phương án 2:

Đối với phương án 2, dự thảo đưa ra 2 lựa chọn là phương án 2A và 2B với cách chia bậc giá điện khác nhau và mức giá điện 1 giá. 

Lưu ý ở phương án này khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

1. Phương án 2A:

Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc sẽ được thay đổi như sau:

{keywords}
 

2. Phương án 2B:

Mức giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc sẽ được thay đổi như sau:

{keywords}
 

Dễ dàng nhận thấy, phương án 1 và phương án 2A, 2B đều có giá điện 4 bậc đầu giống nhau. Do vậy, dù phương án nào được áp dụng thì các khách hàng sử dụng điện ở mức dưới 700kWh (hiện chiếm trên 98% tổng số khách hàng) đều có chi phí tiền điện bằng nhau.

Chỉ có điểm khác nhau nằm ở bảng giá điện bậc 5. Với những gia đình sử dụng tới số điện bậc 5 (tức từ 701 kWh trở lên), giá điện phương án 1 phải gánh sẽ ở mức 3.132. Trong khi 2A cao gần gấp đôi tới 5.108 và 2B chỉ là 3.449.

Như vậy  dựa trên sự thay đổi này thì giá điện mà gia đình bạn phải đóng theo phương án 2 cũng sẽ được cập nhật như sau:

{keywords}
 
{keywords}
 

Dựa trên bảng số liệu đã áp dụng theo phương án 2, gia đình có thể nhận thấy nên chọn phương án cách tính bậc thang vẫn khả thi và có lợi cho gia đình hơn so với tính điện 1 giá.

Vậy thì dù có áp dụng phương án 1 hay 2 thì gia đình bạn cũng nên chọn hình thức giá bậc thang thay vì điện 1 giá.

Ngoài ra, các gia đình cũng cần lưu ý điều này:

Hiện tại, đây mới là Dự thảo được Bộ Công thương đề xuất với 2 phương án lựa chọn biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Nếu phương án 2 được chọn, khách hàng sử dụng điện sẽ được thêm quyền lựa chọn áp dụng giá bán lẻ điện 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá.

Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm tính từ thời điểm bắt đầu thay đổi (12 kỳ hóa đơn thanh toán).

(Theo Pháp Luật và Bạn Đọc)