- Nâng cao năng suất lao động để hướng tới phát triển bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đang là mục tiêu mà Việt Nam đẩy mạnh trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ, đặc biệt trước thềm cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm nay.

Thách thức lớn

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động ( NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. Việt Nam là 1 trong 3 nước có NSLĐ thấp nhất ASEAN, chỉ cao hơn Myanmar và Campuchia.

Trong 3 năm 2011 - 2013, tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam chỉ hơn 3%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%. Tức là NSLĐ còn tăng chậm hơn cả tăng GDP quốc gia. Đây cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam vẫn không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của NSLĐ sẽ kéo tăng trưởng GDP quốc gia xuống và Việt Nam sẽ rất khó đạt được mục tiêu của một nước công nghiệp hóa.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho biết, tổ chức quốc tế đánh giá 80% nhân viên văn phòng ở Việt Nam thiếu kỹ năng; tỷ lệ này ở lao động kỹ thuật, lao động phổ thông là 83% và 40%. Chúng tôi đang yêu cầu các cơ quan xem xét đánh giá trên có đúng không. Nhưng rõ ràng đây là 1 trong 3 yếu tố liên quan đến NSLĐ rất đáng báo động.

{keywords}

Nâng cao năng suất lao động để hướng tới phát triển bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong Hội thảo phát động cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới 2015 gần đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo Bùi Văn Ga chia sẻ đầy trăn trở: “Khi cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập tạo ra một cộng đồng kinh tế chung, thị trường lao động sẽ mở rất rộng với nhiều cơ hội nhưng cùng với nó là sự cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu chúng ta không đủ năng lực, không đạt được chuẩn cần thiết, chúng ta sẽ thất bại. Nhân lực lao động ở các nước khác trong khối ASEAN sẽ tới tìm việc làm ở ngay đất nước chúng ta, trong khi đó chúng ta không tìm được việc làm ngay trên đất nước mình, chúng ta sẽ thiệt thòi”.

Đi tìm giải pháp

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, muốn tăng năng suất lao động trước hết cần tái cơ cấu, tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng cao. Tiếp đó, khuyến khích, tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư cho khoa học - công nghệ và cuối cùng, phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ nhân viên văn phòng đến lao động kỹ thuật, lao động phổ thông.

Thực tế, trong những năm qua đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt tay vào công cuộc nâng cao chất lượng nhân sự. Bởi, chỉ có nguồn nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp, theo chuẩn thì mới thúc đẩy năng suất lao động của mỗi doanh nghiệp. Tại Viettel, lãnh đạo DN này đã đặt ra mục tiêu năm 2015 là năng suất lao động phải tăng 15%. Như một sức ép để phát triển.

{keywords}

Muốn tăng năng suất lao động trước hết cần tái cơ cấu, tập trung vào những ngành có giá trị gia tăng cao

Ông Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Phải nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn, phải xuất sắc, luôn khác biệt và không chấp nhận sự trung bình”mới mong chiến thắng trong cạnh tranh nhân lực

Và dường như cầu chuyện nhân lực đó lại bắt đầu từ những điều nhỏ nhất là thao tác trên bàn phím máy tính từ cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới ( MOSWC 2015) đang được tổ chức ở Việt Nam đã đã cho thấy rõ điều này.

MOSWC là cuộc thi tin học văn phòng lớn nhất trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia, sử dụng bài thi quốc tế MOS làm thước đo đánh giá trình độ của thí sinh tham dự. Đây là bài thi đánh giá khả năng sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng Microsoft – phần mềm tin học được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Thông qua cuộc thi chúng ta có thể đánh giá được trình độ học sinh của chúng ta ở mức nào so với trình độ chung của thế giới. Tại Việt Nam, năm 2015, MOSWC đã trở thành cuộc thi tin học chuẩn quốc tế lớn nhất diễn ra trên quy mô toàn quốc, là năm đầu tiên được phát động tại 63 tỉnh thành.

Theo kết quả của một nghiên cứu quốc tế được tiến hành vào năm 2012 về hiệu quả của chứng chỉ Tin học chuẩn quốc tế MOS giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả công việc đã cho thấy, chứng nhận Microsoft Office Specialist giúp người dùng trở nên hiệu quả hơn bằng cách tăng khả năng, sự tự tin và hiệu quả trong việc sử dụng chương trình Microsoft Office để thực hiện các công việc hàng ngày. 99% những người nằm trong điều tra cho biết năng suất lao động của họ tăng lên rõ rệt sau khi được đào tạo và nhận chứng chỉ MOS. Những người đã có MOS đã nhìn thấy khả năng lớn hơn với các ứng dụng của tin học văn phòng trong giải quyết công việc của mình. Nghiên cứu này cũng cho biết 89% những người quản lý cho biết những nhân viên sau khi đạt chứng chỉ MOS hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.

Từng giữ vai trò Tổng giám đốc nhiều năm tại IBM, Ông Võ Tấn Long – Giám đốc khối CNTT VPBank đã đánh giá cao về lợi ích của MOS. “Chứng chỉ MOS chính là một trong những công cụ hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động của nhân viên khi mà hơn 80% thời gian làm việc của nhân viên liên quan đến việc sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng.”

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực, phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại để tăng sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực nhập cuộc của toàn xã hội.

Mai Hoa