Theo hãng tin CNN, ông Biden đặt rõ mốc thời gian trở lại cuộc sống giống như bình thường nhưng không có đảm bảo nào ông sẽ thực hiện được.

{keywords}
Ảnh: AP

Nếu tân Tổng thống thành công, ngày 26/1 sẽ được nhớ đến như là cột mốc đánh dấu ngả rẽ trong cuộc chiến chống Covid-19 của Mỹ. Nếu thất bại, uy tín của ông sẽ chịu cú giáng mạnh, làm cho khủng hoảng dịch bệnh kéo sang cả một mùa thu và mùa đông nữa, đồng thời cản trở nghị trình của ông ở nhiều lĩnh vực khác.  

Để thể hiện năng lực của mình trên cương vị Tổng thống, ông Biden đã tìm cách kích thích hành động của chính quyền các cấp địa phương, cấp bang và liên bang thành một nỗ lực quốc gia thống nhất, vốn thiếu vắng trong thời gian qua khi Mỹ đối mặt đại dịch cả thế kỷ chỉ xảy ra một lần.

"Đối với một quốc gia đang chờ hành động, hãy để tôi nói rõ nhất về điểm này: Trợ giúp đang được thực hiện", CNN dẫn lời Tổng thống Biden nói hôm 26/1, sau khi ông thông báo mua thêm 200 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 nữa và tăng cường phân phối tới các bang trong những ngày tới.

Ở khía cạnh nào đó, cam kết của Biden chứa đựng một thủ thuật chính trị, vì sẽ không có được nguồn cung vắc-xin ở bất kỳ đâu tương đương mức mà các bang yêu cầu trong ngắn hạn, và ông thừa nhận số ca tử vong có thể lên tới nửa triệu vào tháng tới.

Thông báo ngày 26/1 cũng mang cả tính quản lý và chính trị. Nó tạo ra một sự thúc đẩy tinh thần hiếm có sau gần một năm phong toả và giãn cách xã hội, với các gia đình bị chia cắt và chịu đựng bệnh tật, đặc biệt trong những ngày mùa đông ảm đạm nhất.

"Giả sử chúng ta có thể tiêm chủng cho 300 triệu người vào mùa hè, cuộc sống thay đổi đáng kể và chúng ta thoát khỏi tình trạng mà chúng ta nếm trải ở nơi đại dịch đang thống trị cuộc sống của chúng ta", CNN dẫn lời Tiến sĩ Ashish Jha, hiệu trưởng trường Y tế công Đại học Brown.

Loạt hành động tích cực của ông Biden nhằm ngăn chặn Covid-19 kể từ khi ông nhậm chức có thể tạo ra cảm giác cấp bách tại Quốc hội, khi nhiều thành viên Cộng hoà không chấp nhận gói cứu trợ vốn là chìa khoá đẩy nhanh các chiến dịch chủng ngừa Covid-19.

Các thống đốc đặc biệt vui mừng khi điều phối viên về virus corona của Nhà Trắng Jeffrey Zients nói rằng họ sẽ được thông báo trước 3 tuần về lượng vắc-xin sẽ có, cho phép họ sắp xếp và bố trí nhân viên cho các đợt tiêm chủng. Ông Zients còn cho biết, các bang sẽ được phân phối thêm 16% vào tuần tới.

Theo CNN, trong vài ngày tới, mọi người sẽ thấy những tính toán kể trên có chính xác hay không.

Chưa có bình luận nào về thông báo của Tổng thống Biden về việc mua thêm 200 triệu liều vắc-xin của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, hai hãng thừa nhận đã nhận được uỷ quyền khẩn cấp cho vắc-xin của mình.

CNN cho biết, khi đưa ra tuyên bố lạc quan ngày 26/1, ông Biden đã thận trọng kiềm chế kỳ vọng khi cảnh báo: "Không phải một sớm một chiều chúng ta đã vướng vào mớ hỗn độn này. Và sẽ mất nhiều tháng để chúng ta xoay chuyển tình thế".

Những lời này cho thấy mức độ nguy hiểm chính trị vốn có khi lập các biểu thời gian và đưa ra các dự báo về một đại dịch vốn vô cùng phức tạp và khó lường, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực phát triển và phân phối vắc-xin đang phải chạy đua với các biến thể của virus.

Và cam kết của ông Biden - sau những chỉ trích rằng lời hứa phân phát 100 triệu liều vắc-xin trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên của ông là thiếu tham vọng - còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác vượt khả năng kiểm soát trực tiếp của ông.

Kinh nghiệm cho thấy có sẵn vắc-xin không có nghĩa là đại dịch được kiểm soát. Tuy nhiên, Nhà Trắng lập luận, chiến lược của họ là bước cải thiện lớn so với cách tiếp cận nửa vời của chính quyền Tổng thống Trump (để các bang tự giải quyết vấn đề của mình).

Ngoài ra những trục trặc tiềm ẩn trong sản xuất, cung ứng, vận chuyển và các vấn đề hậu cần ở các địa phương cũng có thể ảnh hưởng đến biểu thời gian của ông Biden, nguy cơ gây mất uy tín cho ông chủ mới của Nhà Trắng.

Thanh Hảo  

'Cha đẻ' phương pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt qua đời

'Cha đẻ' phương pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt qua đời

Tiến sĩ Andrew Brooks, nhân vật chủ chốt trong việc phát minh ra phương pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước bọt đầu tiên, đã qua đời ở tuổi 51.

Mỹ đặt mục tiêu chưa từng có, Anh cán mốc 'đau thương' do Covid-19

Mỹ đặt mục tiêu chưa từng có, Anh cán mốc 'đau thương' do Covid-19

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đặt mục tiêu 300 triệu người Mỹ, tương đương 90% dân số nước này sẽ được tiêm vắc-xin vào cuối mùa hè năm 2021.