Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov đã bị một sĩ quan cảnh sát địa phương ám sát tối 19/12, tại một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Ankara.

Tay súng ám sát ông Karlov sau đó được xác định là sĩ quan Mevlut Mert Altinas. Tay súng này đã hét lên ‘Chúng tôi sẽ bắt ngươi trả giá cho Aleppo’, rồi bắn vào vị đại sứ.

{keywords}
Tay súng Mert Altinas đứng ngay sau lưng Đại sứ Andrei Karlov (bên trái hình), không lâu sau đó, y rút súng bắn ông Karlov.

Cho tới nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều nói rằng vụ ám sát này là một động thái nhằm làm tổn hại quan hệ giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ việc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ tìm ra kẻ đứng sau vụ ám sát và trả đũa mạnh tay.

Hiện chưa rõ diễn biến kế tiếp sẽ theo chiều hướng nào. Nhưng dựa trên quan hệ gần đây có nhiều trục trặc giữa Moscow và Ankara, cùng nhiều thế kỷ đối địch và oán hận, các chính sách mâu thuẫn trong cuộc nội chiến ở Syria, kịch bản trong tương lai khó tránh khỏi khả năng leo thang căng thẳng.

Tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ đã chỉ ra các hệ lụy có thể xảy ra sau vụ ám sát táo tợn này.

Tin tặc Nga tấn công Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu một cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Ngày 7/12 vừa qua, trang Wikileaks công bố hơn 57.000 thư điện tử của Berat Albayrak - Bộ trưởng năng lượng và tài nguyên, và cũng là con rể Tổng thống Tayyip Erdogan.

Với nhiều dấu hiệu cho thấy Nga hợp tác với trang Wikileaks nhằm công khai các thư điện tử bị đánh cắp trước đó, các tin tặc Nga nhiều khả năng có thể tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ, đánh cắp các bí mật về những người thân tín trong quỹ đạo của Tổng thống Erdogan.

Quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đổ vỡ, dẫn tới sức ép kinh tế lại dồn lên Thổ Nhĩ Kỳ

Sự việc này từng xảy ra vào tháng 11/2015, khi máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom của Nga ở biên giới Syria. Đáp trả Ankara, Nga đã cấm vận nhiều mặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ, xuất khẩu của nước này sang Nga giảm 737 triệu USD.

Ngoài ra, đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là một phần trong quan hệ ‘đối tác chiến lược’ giữa hai nước đã phải tạm ngưng. Tình hình kinh tế không được cải thiện cho tới khi ông Erdogan có lời xin lỗi Nga vào tháng 6/2016.

Lệnh ngừng bắn tại Aleppo đổ bể

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều mâu thuẫn về cuộc nội chiến Syria, nhưng cả hai đều đóng vai trò trung gian cho lệnh ngừng bắn mới nhất, cho phép quân nổi dậy và dân thường rời khỏi Aleppo. Vụ ám sát đại sứ Nga có thể khiến lệnh ngừng bắn thất bại thêm lần nữa, hoặc khiến chiến sự nổ ra đâu đó ở Syria.

Các lực lượng Nga đang tác chiến ở đông bắc Syria, không xa nơi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tham gia các cuộc tấn công vào các thị trấn mà phiến quân IS chiếm đóng ở dọc biên giới.

Nga chơi quân bài người Kurd

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO, nên khó có thể xảy ra tình huống chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Hay nói cách khác, vụ ám sát Đại sứ Karlov chắc chắn không giống như cái chết của Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand (- người đã bị ám sát năm 1914, mở màn cho cuộc Thế chiến I) . Nhưng Nga có thể sử dụng các quan hệ lịch sử với những người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó bao gồm việc hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd, gây bất ổn thêm cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hôm 17/12, một vụ đánh bom tại trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ khiến 13 binh sĩ thiệt mạng và 55 người bị thương. Ngày 11/12, hai quả bom khác phát nổ tại Istanbul khiến 39 người thiệt mạng và 154 người bị thương. Một nhóm người Kurd đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ tấn công ở Istanbul.

Lê Thu

Trump chính thức được chọn làm Tổng thống Mỹ

Donald Trump đã nhận được hơn mức 270 phiếu cần thiết trong cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn, chính thức được chọn làm Tổng thống Mỹ thứ 45.

Putin sẽ đáp trả mạnh tay vụ đại sứ Nga bị ám sát

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/12 là hành động gây hấn nhằm làm hỏng quan hệ Nga – Thổ.

Đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát

Đại sứ Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov đã thiệt mạng sau khi bị bắn trọng thương từ phía sau. Hung thủ là một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.

'Mỹ phạm sai lầm khủng khiếp với Saddam Hussein'

Cựu đặc vụ của tình báo Mỹ mới đây nhận định rằng, khủng bố IS đã không thể hoành hành như vậy nếu như cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein vẫn nắm quyền.