Chiến tranh thương mại với Mỹ cùng các cải cách trong quân đội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách dành cho việc chế tạo hàng không mẫu hạm mới nhất của Trung Quốc, khiến dự án bị chậm tiến độ.

LHQ 'quay lưng' với Nga, ủng hộ Ukraina

Phi công ngủ quên, máy bay đi quá hàng chục cây số

Các nguồn tin quân sự đã tiết lộ thông tin trên với báo South China Morning Post (SCMP) chỉ một ngày sau khi Chính phủ Trung Quốc xác nhận đang đóng hàng không mẫu hạm tự chế thứ hai và cũng là tàu sân bay thứ 3 của nước này.

Hàng không mẫu hạm tự chế đầu tiên của Trung Quốc Type 001A

Tân Hoa xã ngày 25/11 đưa tin, hàng không mẫu hạm thế hệ mới nhất của Bắc Kinh mang mã hiệu Type 002. Tàu sân bay tiền nhiệm của nó - Type 001A là hàng không mẫu hạm đầu tiên do người Trung Quốc tự phát triển và đưa vào biên chế hoạt động vào tháng 4/2017. Trong khi đó, tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, là một hàng không mẫu hạm lớp Kuznetsov được Bắc Kinh mua lại từ Ukraina và tinh chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của mình.

Các chuyên gia quân sự hy vọng, tàu Type 002 sẽ hoàn thiện và được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào ngày 1/10/2019, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh của nước này.

Theo họ, tàu chiến này sẽ được trang bị hệ thống phóng máy bay hiện đại nhất thế giới, một hệ thống điện từ có tên EMAL cùg loại đang sử dụng trên siêu hàng không mẫu hạm hạt nhân USS Gerald Ford của Mỹ. Giới phân tích đánh giá, hệ thống EMAL ít gây hư hại cho các máy bay hơn và cho phép tàu phóng nhiều máy bay hơn trong thời gian ngắn hơn.

Các nguồn tin quân sự cho hay, tiến độ đóng tàu Type 002 đang bị chậm chủ yếu do bị cắt giảm ngân sách dành cho chương trình, cũng như đội giá chi phí liên quan đến việc phát triển dàn máy bay chiến đấu cho cho tàu.

{keywords}
Mẫu tiêm kích J-15 của Trung Quốc bị tai tiếng do mắc phải quá nhiều lỗi kỹ thuật và tai nạn. Ảnh: people.cn

Nhiều nguồn thạo tin nói, ban đầu Bắc Kinh định trang bị cho tàu Type 002 các tiêm kích J-15. Song, mẫu chiến đấu cơ này thời gian qua đã mắc phải vô số lỗi kỹ thuật và dính tai nạn. Quân đội Trung Quốc đã cho ngừng bay mọi tiêm kích J-15 suốt 3 tháng sau một vụ rơi chiến cơ thảm khốc năm 2016. Một cuộc điều tra hé lộ, một số dữ liệu liên quan đến hệ thống kiểm soát bay của mẫu tiêm kích gặp nạn đã bị chỉnh sửa. Hơn thế nữa, các động cơ của J-15 có tuổi thọ khá ngắn dù đã được nâng cấp thành động cơ WS-10H Taihang "khủng" hơn.

Theo một quan chức hải quân giấu tên, Bắc Kinh đang theo đuổi dự án phát triển một loại tiêm kích mới nhằm thay thế cho J-15 và phù hợp hơn với hàng không mẫu hạm Type 002, nhưng vẫn chưa thành công.

Chính phủ Trung Quốc từng lên kế hoạch thành lập đội tàu sân bay gồm 4 chiếc vào năm 2030. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể phải thay đổi do ngân sách và nhiều phòng ban bị cắt giảm sau một đợt cải tổ chưa từng có đối với quân đội.

Quan chức hải quân nói, xưởng đóng tàu được giao nhiệm vụ đóng mới hàng không mẫu hạm thứ 4 cho quân đội Trung Quốc đã phải hoãn dự án đúng vào lúc leo thang căng thẳng thương mại Trung - Mỹ leo thang. Theo ông, tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm kể từ khi cuộc chiến thương mại bùng phát và Bắc Kinh hiện không muốn kích động Washington hơn nữa.

Tuấn Anh

Đọ sức mạnh tàu sân bay mới của TQ với mẫu hạm Mỹ

Đọ sức mạnh tàu sân bay mới của TQ với mẫu hạm Mỹ

Các chuyên gia cho rằng, tàu sân bay mới, tự chế đầu tiên của Trung Quốc "không cùng đẳng cấp" với các hàng không mẫu hạm Mỹ.

Sức mạnh tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á

Sức mạnh tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á

HTMS Chakri Naruebet là soái hạm của hải quân Thái Lan, nằm trong nhóm tàu sân bay hiện đại có kích thước nhỏ nhất hiện nay.

Tàu sân bay duy nhất của Nga gặp nạn bất ngờ

Tàu sân bay duy nhất của Nga gặp nạn bất ngờ

Tàu sân bay duy nhất của Nga, có tên là "Đô đốc Kuznetsov", bị hư hỏng nặng sau khi gặp nạn bất ngờ trong lúc neo đậu tại xưởng sửa chữa tàu.