Thông qua Nghị quyết, Ban chấp hành TƯ nhấn mạnh kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN móc ngoặc với cán bộ, công chức và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí.

Tại hội nghị TƯ 5 bế mạc chiều nay, liên quan đến Nghị quyết về "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN" tại hội nghị TƯ 5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết những quan điểm thống nhất.

Cụ thể, hội nghị thống nhất nhận định: Thời gian qua, mặc dù còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, nhưng nhìn tổng thể, DNNN, bao gồm DN 100% vốn nhà nước và DN mà Nhà nước nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, đã nỗ lực vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, không ngừng đổi mới, đạt được nhiều kết quả.

{keywords}
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 

Cùng với cơ chế, chính sách của Nhà nước, DNNN là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát; đóng góp lớn trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.

Tổng bí thư cho hay, thời gian tới, cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN để DNNN thực sự phát huy được vai trò, vị trí then chốt trong khu vực kinh tế nhà nước, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Chuyển đổi hầu hết các DN, niêm yết thị trường chứng khoán

TƯ thống nhất nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới, có tính đột phá vừa được Trung ương nhất trí cao thông qua.

Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các DNNN thành DN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là DN cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu.

“Thực hiện công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán việc thoái vốn tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn nhà nước hoặc không cần tham gia đầu tư để tập trung vốn cho đầu tư phát triển các công trình, dự án quan trọng khác thuộc những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà DN thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư”, Tổng bí thư nhấn mạnh.

Tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, tổng công ty, DN, các dự án, công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản.

Cơ cấu lại, đổi mới các DNNN đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị DN; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao được triển khai theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, DNNN để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN.

Đối với các DNNN đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, khi cổ phần hoá, Nhà nước kiểm soát theo nguyên tắc: Nhà nước thống nhất sở hữu các công trình hạ tầng quan trọng; DN  cổ phần hoá, nhà đầu tư nhận quyền khai thác chỉ được quyền quản lý, vận hành, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng.

Việc lựa chọn nhà đầu tư, DN phải thực hiện theo luật Đấu thầu, công khai, minh bạch. Bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của DNNN; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình DN nói chung với chức năng chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN, cũng như với chức năng quản trị kinh doanh của DNNN nói riêng.

Khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát DN và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại DN; chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại DN.

{keywords}
Ảnh minh họa

Phòng ngừa hình thành nhóm lợi ích, sân sau thao túng DN

Kiên quyết đấu tranh và có biện pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý DNNN móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để hình thành "nhóm lợi ích", "sân sau" thao túng hoạt động của DNNN, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây tổn hại cho Nhà nước và DN.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và cá nhân chủ tịch, thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, người đại diện phần vốn của Nhà nước, ban điều hành trong hệ thống quản trị, điều hành DN.

Người đứng đầu DNNN chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và Nhà nước về toàn bộ hoạt động của DN. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối vô lý nào về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành của DN.

Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành của DNNN do hội đồng thành viên, hội đồng quản trị bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.

Hoàn thiện các hệ thống khuyến khích, đòn bẩy kinh tế đi đôi với việc nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương đối với lãnh đạo, quản lý và người lao động trong các DNNN. Thực hiện rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí việc làm khác trong DNNN...

Bế mạc hội nghị Trung ương 5

Bế mạc hội nghị Trung ương 5

Sau 6 ngày làm việc, hội nghị Trung ương 5 khóa 12 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc chiều nay.

Ông Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, nhân dân

Ông Đinh La Thăng xin lỗi Đảng, nhân dân

“Tôi xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi đồng chí Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành TƯ”, ông Đinh La Thăng nói.

Ông Đinh La Thăng bị thôi chức ủy viên Bộ Chính trị

Ông Đinh La Thăng bị thôi chức ủy viên Bộ Chính trị

TƯ quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo, cho thôi chức ủy viên Bộ Chính trị với tỉ lệ phiếu biểu quyết rất cao, trên 90%.

Ông Đinh La Thăng làm Phó ban Kinh tế Trung ương

Ông Đinh La Thăng làm Phó ban Kinh tế Trung ương

Ông Đinh La Thăng được phân công giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. 

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Cán bộ phải biết sợ khi dân không hài lòng

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: Cán bộ phải biết sợ khi dân không hài lòng

11 năm ở TƯ, tôi học thêm được một số việc, trong đó có việc cán bộ phải biết nghe dân, biết sợ khi nhân dân không hài lòng- Bí thư TP.HCM chia sẻ.

Linh Thư - Trần Thường