Mối nguy hiểm từ tên lửa Triều Tiên được xem là cú hích quan trọng giúp quân đội Mỹ nhìn lại và nâng cấp hệ thống phòng thủ lỗi thời của mình.
Tiến bộ đáng chú ý của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể gắn được đầu đạn hạt nhân đang khiến Mỹ “đứng ngồi không yên”. Quân đội và quốc hội nước này đang lên kế hoạch ngăn chặn các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Hiện nay, cuộc chạy đua công nghệ của Mỹ diễn ra ở cả đất liền, trên biển và trên không. Tuy nhiên, cách thức hiệu quả nhất ngăn chặn Triều Tiên vẫn là dừng tham vọng phát triển vũ khí hủy diệt của quốc gia Đông Á này.
Vũ khí laser đời mới của Mỹ gắn trên tàu chiến. |
“Phòng thủ tên lửa giúp chúng tôi có thêm thời gian và mở ra nhiều cơ hội mới”, Todd Harrison, Giám đốc Dự án An ninh Hàng không của Trung tâm An ninh và Nghiên cứu Quốc tế, cho biết.
“Cách nước Mỹ tự bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa là bằng hệ thống phòng thủ. Chúng ta cần cho đối phương biết Mỹ cũng sở hữu một hệ thống đủ mạnh và có thể đáp trả khi cần”.
Cách đây ít ngày, Mỹ đã đánh chặn thành công một thiết bị mô phỏng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng dàn vũ khí THAAD “bách phát bách trúng”. Hiện nay, Mỹ có 36 dàn tên lửa đánh chặn cùng loại và dự kiến nâng lên con số 44 vào cuối năm nay. Các dàn THAAD này sẽ lắp đặt ở bang Alaska.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong buổi bắn thử. |
Tại California, quốc hội Mỹ đang tính toán đổ tiền để xây dựng hệ thống phòng thủ mặt đất GMD nhằm bảo vệ vùng phía đông nước Mỹ. Cũng trong năm nay, Lầu Năm Góc sẽ nghiệm thu công trình phòng thủ tên lửa từ vũ trụ, từng được cố Tổng thống Ronald Reagan đề xuất năm 1984 trong thời gian Chiến tranh Lạnh leo thang.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng đang yêu cầu Cơ quan Phòng thủ Tên lửa nước này đánh giá lại toàn bộ chiến lược phòng thủ tên lửa. Theo tính toán, Bình Nhưỡng sở hữu 1.000 tên lửa các loại và hàng chục vạn khẩu pháo truyền thống. Những vũ khí này đang nhắm vào căn cứ Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam.
Pháo hạng nặng Triều Tiên dội "biển lửa" ở ven biển. |
Những hệ thống tầm ngắn, bán trung và trung của Mỹ đang được nâng cấp để tấn công nhanh hơn, phạm vi xa hơn và chính xác cao hơn. Ngoài các vũ khí hiện tại, Mỹ đang phát triển thêm các vũ khí mới để đáp ứng chiến lược phòng thủ tên lửa của mình.
Vệ tinh thế hệ tiếp theo
Công nghệ vệ tinh hiện tại nhận diện khi nào một tên lửa được phóng và khu vực có khả năng bị tấn công, theo Trung tướng Henry Obering, cựu Giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa. Tuy nhiên, Obering nói rằng vệ tinh không giúp chỉ rõ chính xác địa điểm sẽ bị tấn công mà chỉ khoanh vùng.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đang dự kiến tung ra một “chòm vệ tinh”, gồm nhiều vệ tinh nhỏ giúp gia tăng độ chính xác trong việc dò tìm tên lửa đối phương. Khi đó, hệ thống đánh chặn sẽ hiệu quả và chính xác hơn. Hệ thống vệ tinh mới cho phép tấn công hàng loạt vào cùng một mục tiêu nếu cần thiết.
Thiết bị hủy diệt đa đầu đạn
Hệ thống GMD của Mỹ thử nghiệm đánh chặn tên lửa. |
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cũng phát triển một thiết bị hủy diệt nhiều đầu đạn cho phép các dàn tên lửa đánh chặn từ mặt đất tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Thông tin được Kingston Reif, chuyên gia cao cấp về Giải trừ quân bị tại Tổ chức Kiểm soát Vũ khí, cung cấp.
Nhược điểm của hệ thống này chính là tính ưu việt của nó khiến Nga và Trung Quốc “nóng mắt” và có thể đẩy thế giới vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Hệ thống đánh chặn từ không gian
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu sử dụng tên lửa hóa học hoặc vũ khí laser để chặn đứng tên lửa Triều Tiên từ vũ trụ. Theo nghiên cứu của Trung tâm An ninh và Nghiên cứu quốc tế, kế hoạch như vậy cần ít nhất 30 vệ tinh quét toàn bộ diện tích Triều Tiên vì vệ tinh chỉ “phủ sóng” một phạm vi hạn chế khi bay tầm thấp.
Mỗi vệ tinh có thể được thiết kế để mang nhiều đầu đạn tên lửa và tự bảo vệ nó nếu bị Triều Tiên tấn công. Chuyên gia Obering nói: “Những vệ tinh này có thể gắn thiết bị laser”.
Theo Dân Việt
Những cô gái khiến tướng lĩnh Triều Tiên rơi lệ
Các tướng lĩnh của Triều Tiên đã rơi lệ khi xem các nữ nghệ sĩ biểu diễn tại một buổi hòa nhạc mừng thành công của vụ phóng tên lửa Hwasong-14.
Người cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên
Ngày 1/3/1946, một sĩ quan Liên Xô đã liều mình nằm đè lên quả lựu đạn để cứu mạng lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Lý do khiến Mỹ tự tin có thể 'trốn' tên lửa Triều Tiên
Việc mở rộng lắp đặt THAAD trên thế giới có thể làm ảnh hưởng tới sự cân bằng quyền lực chiến lược.
Sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh xây cao ốc mới
Một cao ốc mới đang được xây dựng bên trong khuôn viên của Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc) làm dấy lên nghi ngờ rằng nó có thể được sử dụng cho mục đích thương mại.
Chiến cơ Mỹ - Nhật - Hàn dàn trận thị uy Triều Tiên
Ba ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa hạt nhân tầm xa, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có màn kết hợp phô diễn sức mạnh trên không để thị uy Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cảnh báo biến Mỹ thành đống tro
Triều Tiên thề sẽ biến Mỹ thành một đống tro tàn nếu Tổng thống Donald Trump định dùng vũ lực ngăn tham vọng hạt nhân của nước này.