Trên đây là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo hãng tin NBC News. 

WHO cảnh báo Covid-19 nguy cơ thành đại dịch
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 80.000 tính dến hết ngày 24/2.

Lo ngại về tình trạng lây nhiễm có thể lan rộng toàn cầu tăng cao trong những ngày gần đây, khi số người mắc bệnh ngày một đông ở nhiều nước khác ngoài Trung Quốc, trong đó có Iran, Italia và Hàn Quốc. Thực tế này khiến một số chuyên gia cảnh báo Covid-19 đã lên đến mức đại dịch. Tuy nhiên, WHO kêu gọi mọi người không nên sợ hãi và hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.

"Virus có khả năng vô hạn? Chắc chắn. Chúng ta đã tới đó chưa? Theo đánh giá của chúng tôi, thì vẫn chưa", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tại một cuộc họp báo.

Trong khi tình trạng lây nhiễm từ nước này sang nước khác có thể đã đúng với định nghĩa của từ "đại dịch" trong từ điển, WHO vẫn khẳng định điều này chưa xảy ra thông qua những đánh giá hiện tại về mức lan xa của virus trên toàn cầu, về độ nghiêm trọng của dịch bệnh và "tác động của nó đối với toàn xã hội", theo tiến sĩ Tedros.

"Hiện tại, chúng ta vẫn chưa chứng kiến sự lây lan không thể kiểm soát của virus này trên phạm vi toàn cầu, và chúng ta chưa chứng kiến những cái chết hay dịch bệnh nghiêm trọng quy mô lớn", ông khẳng định.

Tổng giám đốc WHO khuyến cáo các nước phải tự đánh giá tình hình theo bối cảnh riêng, và tổ chức này cũng hành động tương tự qua giám sát 24/24.

WHO cảnh báo Covid-19 nguy cơ thành đại dịch
 

Tiến sĩ Colleen Kraft, thành viên nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta đã chữa trị khỏi cho một số bệnh nhân Ebola năm 2014, nói với NBC News rằng một điều mà các cộng đồng có thể làm được là "không hoảng sợ".

Vào ngày 30/1, WHO đã tuyên bố dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019 là Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, viết tắt là PHEIC. Đây là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế về phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng thông qua bởi 194 quốc gia.

PHEIC được WHO định nghĩa là "một sự kiện bất thường", "tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế" và có khả năng cần phải có "phản ứng quốc tế phối hợp".