Đến nay về cơ bản, theo yêu cầu từ cơ quan chức năng của Việt Nam, quảng cáo của các nhãn hàng, thương hiệu trong nước xuất hiện bên một số clip độc hại không còn nữa (Ảnh minh họa: Internet). |
Ngay sau khi Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) – Bộ TT&TT công bố danh sách nhãn hàng, thương hiệu lớn đang quảng cáo gắn với các clip xấu độc như Huawei, Samsung Việt Nam, FPT Shop, Sun Group, Shopee, VinGroup... và yêu cầu các nhãn hàng dừng việc quảng cáo trong các video trên Youtube có nội dung xấu độc, các doanh nghiệp lớn đã chính thức lên tiếng.
Các thương hiệu lớn giải thích rằng việc xuất hiện quảng cáo trên YouTube là hình thức quảng cáo theo đuổi khách hàng tiềm năng (remarketing). Khi khách hàng truy cập các website, YouTube…, banner quảng cáo sẽ hiển thị cùng để tiếp cận khách hàng.
Đến nay về cơ bản, theo yêu cầu từ cơ quan chức năng của Việt Nam, quảng cáo của các nhãn hàng, thương hiệu trong nước xuất hiện bên một số clip độc hại không còn nữa.
Đại diện Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam cũng chia sẻ thêm, sau khi được Bộ TT&TT nêu vấn đề, Yamaha Motor Việt Nam đã tích cực hợp tác với Cục PTTH&TTĐT gỡ bỏ các quảng cáo trên các video độc hại trên Youtube.
Vị đại diện của Yamaha Motor Việt Nam cũng khẳng định “Chúng tôi chỉ lựa chọn quảng cáo trên những nội dung phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức và tích cực. Chúng tôi kiên quyết nói không với các clip độc hại trên Youtube”.
Thông thường, với các doanh nghiệp lớn, việc “booking” quảng cáo được thực hiện qua đối tác bên thứ ba, vì vậy, bộ lọc của Youtube chưa làm được như họ cam kết nên mới xảy ra việc này. Đây là sự việc nằm ngoài kế hoạch và mong muốn của Yamaha Motor Việt Nam.
Cục PTTH&TTĐT cho biết đánh giá cao các hành động phối hợp kịp thời của Yamaha Việt Nam.
Theo đại diện Cục PTTH&TTĐT, trong 2 năm vừa qua, Google đã hợp tác tích cực với Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Bộ.
Trong việc xử lý các nội dung xấu độc, sự hợp tác của Google với Bộ TT&TT tích cực hơn hẳn Facebook, tỷ lệ gỡ bỏ các clip xấu độc theo yêu cầu được khoảng 90-95% (xấp xỉ 8.000 clip). uy nhiên, việc gỡ bỏ video theo yêu cầu của Cục vẫn chưa phát huy tác dụng do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn rất nhiều bất cập.