Một trong những ông trùm của thế giới di động, Samsung đã xây dựng nên một đế chế điện tử viễn thông khởi nguồn từ những năm cuối thập niên 30 của thế kỷ XX. Qua bao thăng trầm, câu chuyện của Samsung đầy sự thú vị mà chưa chắc bạn đã biết hết.
Khởi nguồn của Samsung là công ty sản xuất mỳ ăn liền (Nguồn: Internet) |
Gần 500.000 nhân sự trên toàn thế giới
Tập đoàn Samsung có tới 59 công ty không lên sàn chứng khoán và 19 công ty đã lên sàn chủ yếu tại thị trường Hàn Quốc. Các công ty này trải dài trên các lĩnh vực, từ xây dựng tới dịch vụ tài chính, đóng tàu và cả y dược. Tổng cộng cả tập đoàn hiện tại có khoảng 489.000 lao động, ở 80 quốc gia khác nhau.
Một phần quan trọng của GDP Hàn Quốc
Samsung đóng góp một phần không hề nhỏ cho tổng giá trị GDP của Hàn Quốc, khoảng 15% trong năm 2017. Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc có hơn 20% giá trị thị trường nằm ở các công ty con của Tập đoàn này, và lớn nhất trong số các công ty này là Samsung Electronics.
Đội ngũ kỹ sư bên cạnh chiếc TV đen trắng của Samsung (Nguồn: Internet) |
Tham vọng từ chiếc TV đen trắng năm 1970
Sản phẩm điện tử đầu tiên mà Samsung sản xuất là một chiếc TV đen trắng vào năm 1970. Sau đó, công ty bắt đầu mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau, cho tới 1986 là lĩnh vực trò chơi di động với điện thoại trên oto. Trong khi sản phẩm TV được đón nhận nhiệt tình thì mẫu điện thoại đầu tiên lại không hề bán chạy.
Logo hiện tại và trước năm 1993 của Samsung (Nguồn: Internet0 |
Logo thay đổi 3 lần trong lịch sử
Logo hiện tại được ra mắt từ năm 1993, sau 3 lần thay đổi kể từ những năm 1970.
Nếu đồ không hỏng, hãy mặc kệ nó
Trong khi Samsung đã gia nhập ngành công nghiệp điện máy và di động hàng chục năm qua, vào năm 1993 Chủ tịch Lee Kun Hee đã đưa ra một triết lý quản lý mới coi trọng chất lượng sản phẩm. Ông đã khuyến khích các nhân viên thay đổi mọi thứ trừ gia đình của họ. Nhằm đẩy mạnh quan điểm này, Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đã tạo ra các khóa đào tạo và phát triển mới để quán triệt tới nhân viên.
Chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung (Nguồn: Internet) |
Và triết lý bắt đầu từ 1995
Nói sẽ tập trung vào chất lượng và làm được điều đó là hai chuyện khác nhau hoàn toàn khác, nhưng Samsung đã làm được. Vào năm 1995, Chủ tịch Lee Kun Hee trở nên không hài lòng với chất lượng sản phẩm và thiếu sự chuyển mình của cả công ty. Ông đã quyết định làm một điề không tưởng: chất đống hàng loạt các sản phẩm điện thoại, TV, máy fax và các thiết bị khác tại sân nhà mình, và toàn bộ ban giám đốc của Samsung đã dùng búa tạ để phá vỡ tất cả các sản phẩm đó, ngay trước mắt khoảng 2000 nhân viên. Ước tính hơn 50 triệu USD giá trị phần cứng đã bị tiêu hủy trong ngày hôm đó, và một Samsung mới ra đời. Một kỷ nguyên quản trị mới theo sau, đánh dấu bởi tăng trưởng nhanh chóng và thành công toàn cầu. Người hâm mộ Samsung có thể cảm ơn Chủ tịch Lee và ban điều hành với lòng sẵn sàng thực thi một bài test khó khăn như vậy để đạt được thành tựu như ngày nay. Kể từ đó, Samsung đã giới thiệu nhiều cái đầu tư cho ngành công nghiệp điện tử.
Chiếc điện thoại CDMA đầu tiên
(Nguồn: Internet) |
Mang tên SCH-100, sản phẩm này ra mắt năm 1996 là chiếc điện thoại đầu tiên triển khai công nghệ CDMA. Tại thời điểm đó, CDMA là công nghệ hoàn toàn mới và được nhiều người cho là kém cạnh và hạn chế so với công nghệ GSM. Trước thế hệ 4G/LTE, CDMA thực sự có một vài lợi thế so với GSM.
Điện thoại đồng hồ đầu tiên
(Nguồn: Internet) |
Nhiều thiết bị đeo tay cho phép người dùng gửi tin nhắn hoặc nhận cuộc gọi mà không cần chạm vào điện thoại, nhưng thị trường điện thoại đồng hồ bắt đầu từ năm 1999 khi Samsung đi đầu với sản phẩm gần như duy nhất, chiếc Samsung SPH-WP10. Sản phẩm này không chỉ cho biết giờ mà còn cho phép hội thoại tới 90 phút mới cần sạc pin. Màn hình thuộc loại LCD đơn sắc ngược sáng, với các phím vật lý xung quanh bảng điều khiển, và cả điều khiển bằng giọng nói để gọi đi. Tuy không thành công về mặt kinh doanh, nó cũng thể hiện năng lực sản xuất đồng hồ thông minh khởi đầu sớm hơn những gì ta biết.
Nhảy vào trò chơi smartphone trước cả Android và iOS
(Nguồn: Internet) |
Samsung có thể không phải là doanh nghiệp đầu tiên làm ra điện thoại thông minh, nhưng chắc chắc một trong số các công ty thực sự muốn chiếm lĩnh thị trường với chiếc điện thoại PDA đầu tiên có màn hình màu tại Mỹ vào năm 2001. Sản phẩm có tên SPH-i300 được thiết kế cho mạng lưới của Sprint và chạy trên hệ điều hành Palm, với tất cả tính năng của một chiếc PDA bình thường, bổ sung thêm chức năng gọi.
Chiếc điện thoại bán chạy nhất của Samsung
(Nguồn: Internet) |
Sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại của Samsung không phải là cái tên mọi người nghĩ tới, mà là chiếc E1100, ra mắt vào năm 2009. Vào thời điểm ngừng sản xuất vào năm 2012, có hơn 150 triệu chiếc đã được bán ra trên toàn thế giới, đứng thứ 8 trong danh sách những điện thoại có doanh số cao nhất trong lịch sử.
Chiếc smartphone bán chạy nhất của Samsung
(Nguồn: Internet) |
Samsung Galaxy S4 đứng thứ 14 trong danh sách điện thoại có doanh số cao nhất trong lịch sử với hơn 80 triệu sản phẩm. Đây là smartphone bán chạy nhất của Samsung, của Android và đứng thứ 3 sau iPhone 6 và 6 Plus cùng Nokia 5230.
Đã từng có cơ hội mua Android và từ chối
(Nguồn: Internet) |
Cuối năm 2014, các nhà sáng lập của Android đã tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để tiếp tục kinh doanh. Cả 8 thành viên trong đội ngũ nói trên đã bay sang Hàn Quốc để gặp 20 quan chức cấp cao của Samsung nhằm giới thiệu kế hoạch về một hệ điều hành dành cho điện thoại di động. Tuy nhiên, theo phát ngôn của Andy Rubin, đồng sáng lập của Android, phản ứng ngay tại buổi họp của phía Samsung là hoàn toàn im lặng. Đội ngũ lãnh đạo Samsung bày tỏ sự thiếu tin tưởng rằng một startup nhỏ có thể làm được việc đó và "cười vào mặt chúng tôi". Chỉ hai tuần sau, đầu năm 2005, Rubin và cộng sự đã bán startup của mình cho Google với mức giá 50 triệu USD. Phần còn lại thì ai cũng biết, Android đã được ra mắt vào tháng 10/2008. Có thể lịch sử sẽ khác nếu Samsung đưa ra quyết định đầu tư vào Android và khiến cho Google không thể thống trị việc kinh doanh hệ điều hành di động như hiện tại.