- Thay đổi chế độ ăn, em đã giảm được một vài cân, da dẻ trơn láng, nhất là đầu óc minh mẫn, cảm giác khỏe khoắn nên cũng mát tính hơn, ít cáu giận chồng con.

Cách đây gần 1 năm, em được chị Thanh Lan, một BTV của VTV “gieo duyên” món trà bancha sắn dây thải độc, thanh lọc cơ thể. Sau một thời gian áp dụng, em thấy cơ thể khỏe và nhẹ nhõm hơn.

Tìm hiểu thêm các tài liệu trong và ngoài nước thì thấy thực dưỡng có nhiều tác dụng tốt. Nhiều người sau khi thực hành thực dưỡng còn chữa được rất nhiều bệnh.

Em chưa bàn tới chuyện chữa bệnh, mà tự kiểm chứng thấy thực dưỡng có thể giúp kiểm soát tốt các căn bệnh cần kiêng khem trong ăn uống như gout, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao… và giúp cải thiện sức khỏe.

Từ đó, em xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối phù hợp với gia đình mình. Thực dưỡng không hẳn là ăn chay như nhiều người vẫn nghĩ. Thực dưỡng cũng không phải là chỉ ăn gạo lứt, muối mè.

{keywords}

Ăn ít thịt đỏ, nhiều rau và hoa quả 

Theo em, thực dưỡng là chế độ ăn lành mạnh, hạn chế đạm động vật (chứ không phải là không ăn). Trong chế độ ăn thực dưỡng vẫn có thể ăn một lượng thịt đỏ, hải sản, tuy nhiên lượng rất nhỏ thôi và khuyến khích ăn cá thịt trắng.

Chế độ thực dưỡng khuyên ăn gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên cám, ăn nhiều rau, hoa quả…

Nay rảnh rỗi em xin chia sẻ về cách em thực hành thực dưỡng như sau:

- Thay đổi việc sử dụng gia vị trong nấu ăn. Như mọi gia đình, trước đây trong bếp nhà em vẫn có bột canh, mỳ chính, muối tinh… nhưng nay em chỉ sử dụng muối biển và gia vị chiết xuất từ nấm, củ, quả.

- Thay vì các loại xì dầu, nước tương thông thường, em dùng tương dưỡng sinh, tamari lâu năm, miso.

- Không dùng đường trắng tinh luyện mà sử dụng mật mía, các loại đường phèn, đường phổi, đường thốt nốt, mạch nha.

- Các loại dấm sử dụng dấm mơ lâu năm, dấm táo tinh khiết làm từ táo New Zealand nhập khẩu. Không dùng dầu thực vật nữa mà chiên rán dùng dầu dừa nguyên chất ép lạnh (không khử mùi, tẩy màu), hoặc dùng một lượng nhỏ mỡ lợn sạch.

Hạn chế ăn đồ chiên rán, khi xào dùng dầu dừa hoặc dầu mè. Khi trộn salad hoặc rau củ dùng dầu dừa hoặc dầu oliu loại extra virgin.

- Ăn tất cả các loại gạo lứt: lứt thường, lứt đỏ, lứt đen, lứt nếp (thi thoảng có ăn gạo trắng nhưng không thường xuyên). Đồng thời, ăn các loại đậu, đỗ (đen, đỏ, xanh, đậu gà, hạt kê…).

Các loại này em nấu cơm, cháo, chè ăn hàng ngày. Khi nấu cháo em cho thêm hạt sen (đúng mùa); hoặc bí đỏ (vì ăn bí đỏ rất bổ dưỡng). Nấu chè đặc em cho đường phèn, đường phổi và thêm chút bột sắn dây.

Ngoài ra, em sử dụng các sản phẩm từ gạo lứt như gạo lứt rong biển rang, gạo lứt nảy mầm rang, phở gạo lứt, bún gạo lứt hoặc mỳ rau củ, mỳ đại mạch…

- Đạm động vật, hải sản ăn một lượng nhỏ và thường là cá biển (mua được nguồn cá sạch) kho, cá nấu. Thịt nạc thăn để nấu cháo hoặc nấu mỳ gạo lứt, thịt gà, hạn chế thịt bò…

- Thường xuyên ăn các loại hạt: hạt điều, hạt chia, hạt óc chó, hạt hạnh nhân. Các loại hạt này đều có công dụng tốt cho sức khỏe. Do nhà em cả người lớn và trẻ con đều không uống sữa bò nên em làm sữa hạt để uống, ngoài ra uống sữa yến mạch (hàng nhập khẩu).

- Ăn nhiều rau, củ hoa quả: Các loại em hay ăn như rau muống, rau cải, rau ngót, mướp, bí, bầu, đậu, đỗ, măng tây, nấm, dưa chuột, cà chua, su su, cà rốt, bí đỏ… Hoa quả thường ăn cam, bưởi, táo, ổi, dứa, thanh long, kiwi… quả bơ (đặc biệt nhiều chất dinh dưỡng)

- Sử dụng các loại bột dưỡng sinh như bột thảo mộc kokok, bột gạo lứt, bột sen lứt và các loại trà dưỡng sinh như trà bancha gạo lứt, trà đậu đen xanh lòng, trà củ sen, trà đại mạch…

Sáng nào em cũng hãm một bình trà mang đi làm uống cả ngày. Thỉnh thoảng em nấu trà bình minh (từ trà già bancha, gừng, mơ muối, bột sắn dây, tamari lâu năm).

Chuyển bữa tối thành bữa phụ

Trước đây ở nhà em bữa tối là bữa chính vì có đông đủ các thành viên. Tuy nhiên, từ khi thay đổi chế độ ăn, nhà em chuyển sang ăn bữa sáng là bữa chính.

Bữa sáng nhà em ăn rất nhiều cả lượng và chất; bữa trưa ăn cũng đầy đủ, bữa tối ăn rất nhẹ, hầu như chỉ ăn hoa quả, rau xanh, canh rau, có thể uống thêm một cốc bột dưỡng sinh hoặc 1 cốc hạt chia, hoàn toàn đủ chất, không hề đói và mệt.

Sau một thời gian thực hành thực dưỡng em thấy sức khỏe của bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể. Em giảm được một vài cân, người nhẹ nhõm, da dẻ cũng ổn hơn (vì da em nhạy cảm hầu như không dùng được mỹ phẩm chăm sóc da) nên chăm sóc da qua đường ăn uống thấy cũng rất ổn.

Một vấn đề khác được cải thiện đáng kể đó là chứng ngủ kém. Có những thời kỳ em rất khó ngủ, đêm trằn trọc chỉ mong trời nhanh sáng, giấc ngủ không sâu, đầu óc cứ nặng chịch, cứ cảm thấy quên quên nhớ nhớ gì đó.

Giờ thì em có thể ngủ một mạch tới sáng, tinh thần tỉnh táo, sáng nào cũng dậy từ 6h30 sáng để nấu đồ ăn sáng và trưa cho cả nhà, đầu óc cũng minh mẫn, cảm giác khỏe khoắn nên cũng mát tính hơn, ít cáu giận chồng con.

Em từng nghĩ, giá như mình biết đến thực dưỡng, ăn uống lành mạnh sớm hơn. Ngẫm lại mình ăn sai nhiều quá, đúng là sướng cái miệng khổ cái thân. Bệnh tật từ ăn uống mà ra, nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể có cơ thể khỏe mạnh nhờ ăn uống đúng cách.

Trên đây là chia sẻ của bạn đọc Thanh Nga về chế độ ăn thực dưỡng mà bạn đang áp dụng. Còn bạn, bạn có kinh nghiệm gì để giữ gìn sức khỏe và vóc dáng? Ý kiến đóng góp xin gửi về banxahoi@vietnamnet.vn.

Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K

Thực dưỡng chữa ung thư trong mắt Giám đốc bệnh viện K

Giám đốc bệnh viện K khẳng định, chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu như một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư.

Ung thư kiêng uống sữa sẽ sống lâu hơn?

Ung thư kiêng uống sữa sẽ sống lâu hơn?

Nhiều người bệnh ung thư truyền nhau cách chữa ‘bỏ đói tế bào ung thư’: không ăn thịt đỏ, giảm chất đạm, không uống sữa.

Những cách giảm cân không cần ăn kiêng ai cũng mê tít

Những cách giảm cân không cần ăn kiêng ai cũng mê tít

Dưới đây là những phương pháp giảm cân nghe cứ như đùa nhưng lại cực kỳ hiệu nghiệm mà ai cũng thích.

Chẳng cần ăn kiêng, bụng vẫn phẳng lì

Chẳng cần ăn kiêng, bụng vẫn phẳng lì

Làm thế nào để giảm cân mà không phải áp dụng bất kỳ chế độ kiêng kem khổ cực nào, cũng không phải tập tành nặng nhọc?

Người ăn kiêng dễ "sa ngã" nhất vào thời điểm nào?

Người ăn kiêng dễ "sa ngã" nhất vào thời điểm nào?

Các chuyên gia cảnh báo, mọi nỗ lực ăn kiêng của bạn sẽ đổ xuống sông, xuống bể, nếu bạn không đủ quyết tâm vượt qua được 3 thời điểm cám dỗ nhất trong ngày.

Thanh Nga