Đó là tên lửa Javelin, hệ thống rocket phóng loạt HIMARS, và máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2.
Javelin
Tập đoàn Lockheed Martin, đơn vị bắt tay với Raytheon đồng sản xuất Javelin, giải thích ưu điểm của loại tên lửa chống tăng vác vai này là ở tính hữu dụng. Javelin là vũ khí “bắn và quên”. Ngay sau khi bắn, người điều khiển có thể chạy đi tìm chỗ ẩn nấp trong khi tên lửa tìm đường đến mục tiêu.
Michael Armstrong, Phó giáo sư tại Đại học Brock ở Ontario, Canada viết trên Conversation rằng: “Chi phí thấp và việc sử dụng mang tính phòng thủ khiến chúng (tên lửa Javelin) trở nên dễ dàng để viện trợ cho các quốc gia khác khi xét về yếu tố chính trị. Chính phủ các nước sẽ không đồng ý gửi những loại vũ khí tấn công đắt tiền hơn như chiến đấu cơ”.
HIMARS
HIMARS có tên đầy đủ là Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Lục quân Mỹ nhận định HIMARS là “hệ thống vũ khí tấn công chính xác được kiểm chứng trong chiến đấu, hoạt động trong mọi thời tiết, 24/7, gây chết người và phản ứng nhanh”.
HIMARS gồm có 1 xe tải 5 tấn bọc thép được trang bị để phóng tên lửa cỡ 227mm. Mỗi hệ thống có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) với tầm bắn 70 - 80km. HIMARS sẽ nhanh chóng di chuyển sau khi tấn công mục tiêu để tránh bị phản đòn.
Bayraktar TB2
Loại UAV này, do Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế, có giá thành tương đối rẻ. Aaron Stein, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại viết trên trang web của Hội đồng Đại Tây Dương rằng, Bayraktar TB2 không phải là một “vũ khí ma thuật”, nhưng nó “đủ tốt”.
Stein nhận định, điểm yếu của UAV này là thiếu tốc độ và dễ bị hệ thống phòng không tiêu diệt. Theo trang web tình báo Oryx, 17 trong số 40 - 50 chiếc UAV TB2 mà Ukraine nhận được đã bị phá hủy trong quá trình chiến đấu. Nhưng theo ông Stein, với chi phí thấp, những UAV này được thay thế tương đối dễ dàng.
Các báo cáo gần đây từ Ukraine cho thấy, các UAV TB2 giờ đây có thể đóng vai trò chiến đấu ít hơn do đối phương đã tìm ra cách ứng phó với chúng.