Trẻ em từ đủ 14 tuổi đang bị Bộ Tài chính dự kiến bắt nộp 70.000 đồng mới được cấp thẻ căn cước công dân như người lớn.

Bộ Tài chính đã soạn xong dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp thẻ căn cước công dân (CCCD). Theo đó, thay vì được miễn phí khi cấp mới CCCD như quy định hiện hành thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại CCCD phải nộp lệ phí cấp mới, cấp lại là 70.000 đồng/thẻ; cấp đổi 50.000 đồng/thẻ.

{keywords}

Bộ Tài chính dự kiến bắt trẻ em tuổi từ 14 bắt nộp 70.000 đồng được cấp thẻ căn cước công dân.

Tại Điều 1 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu (16) tuổi”.

Tại điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.

{keywords}

Để có được thẻ căn cước công dân trẻ em tuổi từ 14 dự kiến bắt nộp 70.000 đồng.

Hiểu nôm na, thẻ CCCD hay Chứng minh nhân dân là thẻ - tài liệu nhận dạng cá nhân, có thể được sử dụng để xác minh các chi tiết của bản sắc cá nhân một người. Thẻ CCCD ghi nhận những điểm cơ bản về gốc tích, quan hệ thân tộc, đặc điểm nhận dạng, đủ để phân biệt từng cá nhân trong xã hội, để chứng minh cá nhân mình là ai.

Không còn xa lạ gì nữa. Ngay trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (VN đã phê chuẩn năm 1990) khẳng định: ” Vì mục đích bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện các quyền (quyền trẻ em) được quy định trong Công ước này, các Quốc gia thành viên phải dành sự giúp đỡ thích đáng cho các bậc cha mẹ và những người giám hộ hợp pháp trong việc thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em, và phải bảo đảm phát triển những thể chế, phương tiện và dịch vụ cho việc chăm sóc trẻ em”.

Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em tại VN được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề do Viện Khoa học lao động và xã hội công bố đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy, gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khỏe và trên 27% bị ảnh hưởng của hóa chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc.

{keywords}

Một bữa cơm không thức ăn của trẻ em vùng cao.


Rõ ràng, theo công ước của Liên hợp quốc, thay vì trẻ em phải được nhà nước chăm sóc đặc biệt thì một bộ phận không nhỏ trẻ em đã phải tự thân kiếm sống trong những môi trường mà ngay cả người lớn cũng phải bỏ chạy.

Chắc chắn rằng, trẻ em nói chung và những đứa trẻ có hoàn cảnh kém may mắn nói riêng phải sớm lao động để kiếm sống sẽ không thể hiểu được việc phải bỏ ra một khoản tiền 70.000 đồng để được tồn tại trên giấy tờ là thế nào, cơ sở nào quy ra căn cước trẻ em là 70.000 đồng, và được chi tiêu vào những việc gì có ích?

(Theo Pháp luật Việt Nam)