Ngày 8/8, Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh vừa ký thay Thủ tướng ban hành Nghị định 52 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng thay thế cho Nghị định 81/2017.

Nghị định nêu rõ, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Xây dựng có 19 cơ quan trực thuộc, trong đó có 15 cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm 7 vụ, 6 cục, văn phòng, thanh tra; 4 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ gồm: Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng, Trung tâm Thông tin.

7 vụ của Bộ Xây dựng gồm: Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Vụ Vật liệu xây dựng, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ.

6 cục gồm: Cục Kinh tế xây dựng, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Cục Phát triển đô thị, Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.

So với Nghị định 81/2017, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng giảm 6 cơ quan gồm: Vụ Quản lý doanh nghiệp; Cục Công tác phía Nam; 4 Viện: Kinh tế xây dựng, Khoa học công nghệ xây dựng, Kiến trúc quốc gia, Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Tuy nhiên, ngoài cơ cấu tổ chức quy định rõ trong nghị định, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Nghị định cũng quy định rõ, Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.

Bộ GTVT đề xuất tách Tổng cục Đường bộ, sáp nhập một số vụ

Bộ GTVT đề xuất tách Tổng cục Đường bộ, sáp nhập một số vụ

Bộ GTVT đề xuất bỏ Tổng cục, sáp nhập ba cơ quan tham mưu để giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhưng đảm bảo mục tiêu để phát triển, quản lý trong giai đoạn này.
Bộ Nội vụ nói về việc tách Tổng cục thành Cục Đường bộ và Cục Đường bộ cao tốc

Bộ Nội vụ nói về việc tách Tổng cục thành Cục Đường bộ và Cục Đường bộ cao tốc

Đại diện Bộ Nội vụ khẳng định, việc tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam xét về mặt đối tượng thì không có sự chồng chéo.
Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng dứt khoát cắt giảm cục, tổng cục

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng dứt khoát cắt giảm cục, tổng cục

Lưu ý bộ máy bên trong các bộ ngành còn cồng kềnh, tầng nấc, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng dứt khoát phải sắp xếp lại cục, tổng cục.

Cần trao quyền cho Khánh Hòa tự tổ chức bộ máy như thành lập Sở kinh tế biển

Cần trao quyền cho Khánh Hòa tự tổ chức bộ máy như thành lập Sở kinh tế biển

Đó là đề nghị của đại biểu (ĐB) Lê Thanh Vân tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa vào chiều 10/6.