- Phó vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT) Nguyễn Viết Huy trao đổi với VietNamNet về dự án BOT Cai Lậy.

Xã hội đang hiểu sai bản chất dự án

Dự án BOT Cai Lậy đang được dư luận phản ánh gắn với sự thiếu minh bạch, biến dạng và có nhiều sai sót... Là người thực hiện, ông có ý kiến gì?

Chúng tôi cầu thị, lắng nghe tất cả các ý kiến phản biện và tiếp thu khắc phục ngay những thiếu sót. Điển hình như việc giảm phí cho tất cả các loại phương tiện qua trạm hay miễn phí cho người dân địa phương sống gần trạm. Đáng lẽ việc này chúng tôi phải làm trước khi thu phí. Đây là bất cập của chính sách, dù Nhà nước đã có chính sách mua vé quý, tháng. 

Nhưng tôi cho rằng, cái sai lớn nhất ở dự án này chính là việc các bên chưa làm tốt công tác tuyên truyền để cả xã hội đang hiểu sai bản chất dự án.

{keywords}
Ông Nguyễn Viết Huy

Vậy bản chất dự án là thế nào?

Trước khi dự án BOT Cai Lậy được thực hiện, Bộ GTVT đã cùng tỉnh Tiền Giang so sánh các phương án rất cụ thể. Trong đó phương án đặt trạm thu phí trên đường tránh không khả thi vì dẫn đến 2 hệ lụy: phương án tài chính không đảm bảo và tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn không được khắc phục.

Phương án 2 là nâng cấp toàn bộ QL1 đi qua thị trấn (nay là thị xã Cai Lậy), vì đường đang xuống cấp do hệ thống thoát nước và cầu đã hư hỏng nặng trong điều kiện quỹ bảo trì không đủ để sửa chữa, cũng như không cho phép thực hiện đầu tư. Phương án này cũng được các bên đánh giá rất cụ thể. Bộ GTVT cũng đã xin ý kiến để Tiền Giang lựa chọn 2 phương án trên.

Sau khi có văn bản tham vấn gửi HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh, các cơ quan này đều trả lời thống nhất vị trí đặt trạm trên QL1 và đề nghị cải tạo nâng cấp QL1 và làm tuyến tránh như hiện nay.

Dư luận vẫn băn khoăn về việc trạm thu phí Cai Lậy nhất quyết phải đặt trên QL1 chứ không phải tại tuyến tránh?

Trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt trên QL1 để hoàn vốn cho tuyến tránh được làm mới và cả hạng mục cải tạo tăng cường 26,4km QL1 - đoạn qua thị xã Cai Lậy.

Trạm thu phí này nằm trong phạm vi dự án, có sự thỏa thuận với địa phương và có như vậy thì mới mới thu hút được nhà đầu tư.

Phải nói thêm rằng, việc đặt trạm thu phí trên tuyến tránh đã được nghiên cứu, gửi cho tỉnh lấy ý kiến nhưng khi đó dự án không có, vì nhà đầu tư không làm.

Thời điểm năm 2008, khi tỉnh Tiền Giang có đề nghị làm dự án giao thông qua thị trấn Cai Lậy để giải quyết bài toán ùn tắc, tư vấn đã nghiên cứu đề nghị mở rộng thêm 2 làn xe.

Thế nhưng nếu mở rộng QL1 sẽ phải giải phóng 200 hộ dân ven đường và tổng dự toán lên tới 2.000 tỷ đồng.

Ngay cả khi đầu tư mở rộng QL1 hiện có thì năng lực khai thác, thông hành trên đường cũng không được giải quyết vì đây vẫn là đường đô thị nên phương tiện vẫn chỉ chạy được tốc độ tối đa 50 km/h (tốc độ đô thị quy định tại thời điểm đó)

Trong khi, nếu làm tuyến tránh thì xe có thể chạy 80km/h và tổng mức đầu tư giảm xuống còn 1.300 tỷ động. Như vậy rõ ràng phương án làm đường tránh sẽ hiệu quả hơn.

Bộ GTVT đề nghị chọn 1 trong 2 phương án trên, cái nào tổng chi phí người dân phải trả ít hơn thì làm và đã có văn bản báo cáo Thủ tướng quá trình thực hiện. 

{keywords}
Trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt trên QL1 để đảm bảo phương án tài chính cho dự án

Không lường trước được vấn đề

Vì sao việc giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy bây giờ mới bàn, trong khi trước đó, một số trạm như Bến Thủy, cầu Hạc Trì đã áp dụng khi tình hình căng thẳng?

Từ ngày 12/5, Bộ GTVT đã lấy ý kiến tất cả các địa phương về bất cập các trạm phí, đề xuất các cơ chế miễn giảm của trạm thu phí.

Tuy nhiên quá trình trả lời của các địa phương rất chậm, hiện nay mới có 33 tỉnh trả lời.

Tại dự án Cai Lậy, đúng là có chuyện Bộ không lường trước được vấn đề. Đáng lẽ ra phải xử lý xong bất cập các trạm thu phí trước đó rồi mới thu.

Vậy chính sách giảm giá phí tại các trạm BOT tới đây sẽ được thực hiện như thế nào?

Hiện nay Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ, kiến nghị QH giao một cơ quan độc lập với Bộ GTVT đánh giá vấn đề giảm phí cho người dân, từ đó xây dựng chính sách khách quan.

Phải nói rằng làm BOT, hay PPP nói chung ở nước ta còn rất mới nên chúng ta có quá ít kinh nghiệm. Khuôn khổ pháp lý không có mà dựa. Mỗi luật điều chỉnh vấn đề này nói một kiểu.

Nếu không làm thì không sai. Còn vẫn phải làm thì không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi đã làm và làm theo kiểu dò đá qua sông nên sai sót là khó tránh nhưng chúng tôi đã nhận và đang khắc phục.

Chủ đầu tư đòi trả dự án nếu phải dời trạm BOT Cai Lậy

Chủ đầu tư đòi trả dự án nếu phải dời trạm BOT Cai Lậy

“Nếu trạm BOT Cai Lậy phải di dời, phương án tài chính dự án sẽ bị phá vỡ, chúng tôi phải trả lại dự án, lấy lại tiền cho đỡ đau đầu”...

Chuyển trạm thu phí Cai Lậy sẽ 'đổ bể phương án tài chính'

Chuyển trạm thu phí Cai Lậy sẽ 'đổ bể phương án tài chính'

“Nếu di chuyển trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thì phương án tài chính sẽ đổ bể. .." - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay.

Tài xế phản ứng trước tin giảm vé qua trạm BOT Cai Lậy

Tài xế phản ứng trước tin giảm vé qua trạm BOT Cai Lậy

Giới tài xế cho rằng, việc giảm vé qua trạm thu phí BOT Cai Lậy là không hợp lý. Để giải quyết những bức xúc hiện nay, trạm thu phí cần được di dời vào đúng vị trí là tuyến đường tránh.

Không xử lý trạm Cai Lậy sẽ lây lan sang nơi khác

Không xử lý trạm Cai Lậy sẽ lây lan sang nơi khác

“Theo dõi tình hình trạm thu phí Cai Lậy mấy ngày qua rất buồn. Nếu không sớm xử lý sẽ lây lan nơi khác”.

Thấy gì trong quyết định phê duyệt dự án BOT Cai Lậy?

Thấy gì trong quyết định phê duyệt dự án BOT Cai Lậy?

Trong quyết định phê duyệt dự án BOT Cai Lậy do ông Nguyễn Văn Thể ký tên dự án đã được thay đổi.

Vũ Điệp