Từ khi Đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay, sự thật chúng ta nhìn thấy tốc độ toàn cầu hoá diễn ra rất nhanh. Điều này dẫn theo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chuyển dịch từ giai đoạn manh nha sang giai đoạn tăng trưởng. Các cuộc chạy đua công nghệ và đổi mới sáng tạo diễn ra mãnh liệt hơn. Hàng vạn tập đoàn, công ty chuyển mình bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ sao cho bắt kịp thị trường, làm tiền đề cho quá trình quản lý vận hành trong doanh nghiệp. 

Thời đại Công nghiệp 4.0 không dừng lại ở môi trường doanh nghiệp mà rộng hơn trong cả mọi phương diện đời sống từ: kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục… Những cụm từ như: xã hội số, kinh tế số, chính trị số… đã trở thành thuật ngữ quen thuộc trên các kênh thông tin đại chúng. Ở nước ta, quá trình Công nghiệp 4.0 đang từng bước được thực hiện để bắt kịp với tốc độ phát triển toàn cầu. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 dưới góc độ Kinh tế học – Internet, AI, Blockchain của Nocholas Johnson và Brendan Markey – Towler, hai nhà Kinh tế học nổi tiếng lý giải quá trình thay đổi của cuộc cách mạng dưới góc nhìn Kinh tế. Từ đó, người đọc hiểu hơn từ lịch sử của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bắt kịp xu hướng thay đổi chung của thế giới trong cuộc công nghiệp 4.0 đã đang và sẽ diễn ra trong nhiều năm tiếp theo. 

Cuốn sách giúp người đọc hiểu đúng về cách mạng công nghiệp 4.0.

Hiểu đúng về Cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh toàn cầu hoá 

Chúng ta đã nhìn thấy thực tế quá trình một thị trường toàn cầu thông qua nền tảng Amazon, Google và Facebook. Đây là những ứng dụng công nghệ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu qua việc đáp ứng một nhu cầu thiết thực nào đó của xã hội. “Chuyển đổi số” không dừng lại trong Công nghệ và Kinh tế như chúng ta nghĩ. Quá trình này đang diễn ra trên mọi lĩnh vực hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cấu trúc và chức năng của hệ thống Kinh tế - Xã hội. Thay vì quản lý bằng văn bản, giấy tờ và vận hành bằng con người, giờ đây mọi lĩnh vực trong đời sống đều có thể được quản lý và vận hành trên nền tảng Internet, AI, Blockchain. 

Các nền tảng, ứng dụng công nghệ chiếm lĩnh thị trường bởi phạm vi lan toả và nhân đôi. Chỉ cần một chiếc smartphone và kết nối Internet, bạn có thể truy cập vào các ứng dụng kể trên chỉ bẳng một thao tác gọn nhẹ. Quá trình lan toả này nhanh rộng hơn bao giờ hết. Không phân biệt độ tuổi, không phân biệt quốc gia – ngôn ngữ, không phân biệt tầng lớp xã hội nên mức độ phổ quát rộng. 

Internet về bản chất có khả năng tiếp cận toàn cầu đáp ứng nhu khám phá và tìm kiếm. Mở rộng mức độ hiểu biết là nhu cầu muôn thuở của con người. Hiểu đơn giản, cách mạng công nghiệp 4.0 là thời đại mỗi doanh nghiệp phải thực hiện việc quảng bá và bán hàng trên nền tảng Internet, đồng thời rút ngắn khoảng cách thị trường: tất cả mọi thứ đều có thể bán hàng trên thị trường toàn cầu. 

Tâm lý, Xã hội – hai vấn đề liên quan mật thiết với Công nghệ 

Đại dịch Covid-19 là bước ngoặt quan trọng của nền kinh tế thế giới. Lạm phát đang diễn ra trên toàn cầu. Thiệt hại về người và của ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, đời sống của chúng ta. Đặc biệt, toàn bộ công việc và quá trình tương tác giữa người với người phần lớn được thực hiện online, thông qua Internet một phần tạo ra nhiều hệ luỵ về sức khoẻ tâm, sinh lý. Con người ngại các cuộc đối thoại trực tiếp hay dành nhiều thời gian tương tác trực tiếp với một ai đó. Chúng ta chui vào vỏ ốc tự tạo và trở thành “chủ nhân” của chính mình trên các ứng dụng Internet hay mạng xã hội. 

Chuyển đổi về mặt Kinh tế và Công nghệ đã dẫn đến quá trình chuyển đổi về Tâm lý, Xã hội. Ở các nước phát triển, chất lượng cuộc sống rất được đề cao. Việc một người tìm đến bác sĩ tâm lý nhờ tư vấn hay giải quyết một vướng mắc liên quan đến đời sống tinh thần là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, ở nước ta hay các quốc gia đang phát triển, mọi người thường ngại hoặc không quan tâm đến đời sống tinh thần. Chúng ta thường gặm nhấm nỗi đau hay tự giải quyết các vấn đề về tâm lý. Tương tự như việc vận hành một doanh nghiệp, khi một bộ phận gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận còn lại. Các vấn đề về tâm lý con người cũng như thế. 

Vậy, làm cách nào để con người chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bỡ ngỡ, lạ lẫm hay thậm chí cho rằng việc này chẳng bao giờ xảy ra, nhưng cho đến khi hứng chịu tác hại của Covid-19 và quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, chúng ta mới biết rằng bản thân cần phải thay đổi để sẵn sàng thích ứng với thị trường lao động. 

Một đời sống cân bằng về Thân, Tâm, Trí sẽ là lựa chọn hàng đầu cho ai đang cảm thấy bản thân cần phải thay đổi: một sức khoẻ tốt gắn liền với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện hiệu quả; một thế giới nội tâm đa dạng, biết cách sàng lọc nỗi đau và tự chữa lành; một kế hoạch học tập phù hợp sao cho vừa tạo được nền tảng kiến thức chuyên môn vừa bắt kịp xu hướng toàn cầu đòi hỏi mỗi người phải tìm thấy hướng đi riêng mình.  

Trí tuệ nhân tạo chi phối quyền quản trị và hệ thống quản trị 

Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận khả năng quản trị của Trí tuệ nhân tạo (AI) vượt xa trí tuệ của con người dẫu biết rằng chúng ta là người tạo ra điều này. Quản trị trên phạm vi phổ quát và đúng đến từng chi tiết là một trong những yếu tố cần có của một hệ thống quản trị. AI đã thay thế con người và cấu trúc lập trình “cố định”. Một sự thay đổi nhỏ sẽ tác động nghiêm trọng đến hệ thống hay hiểu đơn giản là ảnh hưởng đến một “chuỗi” đang vận hành. 

Trí tuệ nhân tạo là cầu nối giữa con người với con người, đồng thời mở rộng thị trường toàn cầu, giúp tiết kiệm thời gian cho quá trình làm việc của con người. 

Ví dụ, khi check in tại sân bay, thay vì check in thủ công, chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại là bạn đã sở hữu chiếc vé đã được check in. Người soát vé chỉ việc quét mã số là bạn đã được lên máy bay an hoàn. 

Hay việc học ngoại ngữ, thay vì dành thời gian đến một trung tâm tốn nhiều thời gian di chuyển, bạn có thể học ngoại ngữ ở bất kỳ nơi nào nếu bạn đã đăng kỹ một ứng dụng trên nền tảng online. Công ty dễ dàng quản lý số lượng khách hàng hay quá trình học tập tiến bộ của bạn hoặc phát hiện khuyết điểm để bạn chỉnh sửa. Tất cả đều được thực hiện và quản lý bởi công nghệ, trí tuệ nhân tạo. 

Dưới tốc độ phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp chậm đổi mới sẽ gặp nhiều rắc rối trong quá trình quản trị và vận hành. Vì thế, chúng ta cho phép trí tuệ nhân tạo “không chỉ tự động hoá hoạt động của tâm trí con người” mà còn dựa vào đó đề xuất hướng đi phù hợp trong môi trường kinh doanh nhất định. Chúng ta có thể tự tin nói rằng: giờ đây AI có thể thay thế con người quản trị hệ thống và giảm bớt rủi ro do những hạn chế của chúng ta gây ra. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 dưới góc độ Kinh tế học là một góc nhìn thú vị và con người vẫn là đối tượng chính cho cách cuộc cách mạng công nghiệp trong tương lai.

6 CÂU NÓI TÂM ĐẮC

- Con người có nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ giúp đạt được, phục hồi hoặc duy trì các mục đích cận áp chót.

- Các cá nhân và các nhóm sẽ thành công hơn và nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế được điều phối lại nếu họ có thể tự miễn dịch với siêu cạnh tranh từ Internet và khai thác cơ hội siêu tăng trưởng mà nó mang lại.

- Giờ đây chúng ta đã xác lập các động lực mà sự xuất hiện của blockchain có thể mang lại ở cấp độ vi mô của các hệ thống kinh tế - xã hội bằng cách nghiên cứu mối tương tác của nó với quá trình tâm lý mà từ đó các hệ thống kinh tế - xã hội hình thành. 

- Cá nhân là đối tượng phải đối mặt với những thách thức to lớn nhất về việc nắm bắt cơ hội xây dựng mạng lưới trao đổi giá trị khi các đại công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 tiếp tục xuất hiện.

- Dự đoán của con người thường bị sai số, có thể là do không có khả năng thu thập đủ thông tin liên quan để đưa ra phản đoán sáng suốt, hoặc do quan niệm định kiến về thực tại, hay thậm chí do hiểu sai các quy tắc thống kê.

- Các đại công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội sâu sắc cho việc xây dựng hệ thống trong các hệ thống kinh tế - xã hội mà chúng đã chuyển hoá.

Giảng viên Lưu Thủy