Sáng 3/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có để thực hiện dự án nhà ở thương mại có 2 phương án đưa ra lấy ý kiến của ĐBQH.

031120231055 ha sy dong.jpeg
Đại biểu Hà Sỹ Đồng.

Phương án 1 là chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất nếu đó là đất ở hoặc đất ở và đất khác (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp); chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở.

Phương án 2 là đề nghị mở rộng về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, điều kiện được nhận chuyển nhượng không giới hạn về các loại đất.

Đại biểu (ĐB) Hà Sỹ Đồng (tỉnh Quảng Trị) cho biết, từ yêu cầu của thực tiễn ông nghiêng về phương án 2. Ở phương án 1, quy định như hiện nay thì trong dự án có 1m2 đất ở thì được làm, được chuyển mục đích toàn bộ diện tích còn lại sang đất ở cho dự án. Còn nếu không có m2 nào thì không được làm. Tuy nhiên, ông Đồng nhấn mạnh, việc có 1m2 đất ở hay không có m2 nào không mang lại mục tiêu quản lý nào rõ ràng mà chỉ làm phức tạp về điều kiện, thủ tục.

"Thực tế rất nhiều nhà đầu tư phải cố gắng vẽ dự án sao cho dính 1m2 đất ở gần đó thì mới được làm", ông nêu.

Vì vậy, ông cho rằng quy định như trên nhằm hạn chế những dự án mọc lên giữa khu vực không có dân cư sinh sống trước đó. Tuy vậy, điều này cũng không cần thiết, bởi việc dự án mọc lên không có tác động tiêu cực rõ ràng nào. Một khu vực mới hoàn toàn vẫn có thể phát triển một khu dân cư mới. Pháp luật hiện nay có đầy đủ công cụ về quy hoạch cấp phép, môi trường... bảo đảm sử dụng đất để làm dự án nhà ở phải phù hợp với hạ tầng hay không ảnh hưởng đến lợi ích xung quanh.

w kdt thanh ha vietnamnet 1 862.jpg
Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Chọn phương án 2, ông phân tích Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, dân cư dồn về đô thị, nếu không mở rộng nguồn cung nhà ở thì cung thấp hơn cầu, giá nhà sẽ cao.

"Giá nhà ở của Việt Nam quá cao so với thu nhập trung bình của xã hội. Nếu giá nhà cao như vậy thì sẽ dẫn đến hệ quả là người ta buộc phải ở trong các căn hộ dưới chuẩn an toàn. Cũng không ít trường hợp vì không chịu được chi phí mua nhà nên chấp nhận xây nhà trên đất nông nghiệp", ĐB phân tích.

Ông Đồng dẫn chứng lại vụ cháy chung cư mini làm bàng hoàng cả xã hội, có một phần nguyên nhân do có quá nhiều rào cản không cần thiết vể nguồn cung nhà ở. Vì thế, gỡ bỏ rào cản về cung nhà ở, chỉ giữ lại những yêu cầu thật cần thiết về an toàn, chính là cách để hạn chế những vụ việc thương tâm.

Cân nhắc thời gian thông qua Luật Đất đai

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng cần quán triệt nguyên tắc nhất quán bồi thường giá đất theo nguyên tắc chỉ bồi thường giá trị đất theo mục đích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tất cả thành viên trong xã hội đều được hưởng lợi từ giá trị gia tăng từ đất do Nhà nước đầu tư. 

031120230947 le thanh van.jpeg
Đại biểu Lê Thanh Vân.

Bên cạnh thực hiện quy hoạch đối với dự án đất ở, đất thương mại, đất khu đô thị... Nhà nước phải đứng ra giải phóng mặt bằng, tiến hành đấu giá đất, đấu giá dự án.

Tiền thu được phục vụ thu hồi chi phí Nhà nước đầu tư cho quy hoạch chi tiết, kết nối hạ tầng (thực chất đây là đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư), chi phí bồi thường tái định cư, đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ lợi ích chung. Đồng thời, không phân biệt dự án công, dự án tư, tránh tình trạng 2 giá, bất bình đẳng dễ nảy sinh mâu thuẫn.

ĐBQH đề nghị xác định phương pháp bồi thường, vấn đề lựa chọn phương án phù hợp với từng loại đất và có nguyên tắc trong Luật. Theo đó đất ở gắn với quyền tài sản, tài sản trên đất cần áp dụng phương pháp so sánh thị trường, thậm chí là phương pháp thặng dư. Đất sản xuất thì lấy phương pháp thu nhập kết với phương pháp khấu trừ…Nếu xác định được trong luật những nguyên tắc đó thì Chính phủ có cơ sở hướng dẫn thực hiện.

Nhấn mạnh đây là dự án luật hết sức quan trọng, ông Vân đề nghị cần hết sức cẩn trọng khi xem xét thông qua.

ĐB Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho biết, với tính chất của luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, tác động lớn đến đời sống nhân dân và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nội dung có liên quan chặt chẽ với nhiều luật khác trình thông qua tại Kỳ họp này như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Do đó, ĐB cho rằng dự thảo luật cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, đảm bảo chất lượng tốt nhất, song cần được xem xét, thông qua kịp thời để đảm bảo hoàn thiện thể chế pháp luật về đất đai cũng như các lĩnh vực liên quan, nhất là đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Nhiều chính sách đổi mới trong Luật Đất đai sửa đổi

Nhiều chính sách đổi mới trong Luật Đất đai sửa đổi

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân khẳng định, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều chính sách đổi mới, bao quát đầy đủ các trường hợp phát sinh từ thực tiễn mà vẫn đảm bảo được luật định.