Là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc, Cao Bằng có tổng diện tích hơn 6.724 km2, dân số trên 53 vạn người, tỉnh có 8 dân tộc sinh sống gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Sản Chỉ, Lô Lô và Hoa. Trong những năm qua, mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo…, các chương trình mục tiêu “xóa đói giảm nghèo” được xem là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của các cấp chính quyền địa phương. 

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo, trong đó chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãiđã là “cú hích” quan trọng giúp người dân có động lực, ý chí trong phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt những chính sách đặc thù cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt kết quả hết sức tích cực, giúp cho người nghèo vượt qua chính mình, có cơ hội thoát nghèo bền vững, đưa mục tiêu giảm nghèo của địa phương trở thành hiện thực.

Vốn vay ưu đãi đã giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổnđịnh sản xuất, kinh doanh…,nhờ chính sách tín dụngưu đãi đã giúp hàng chục ngàn hộ thoát nghèo, hàng trăm ngàn lao động có thêm việc làm, hàng ngàn học sinh sinh viên cóđ iều kiện học tập, hàng ngàn hộ có điều kiện đầu tư kinh doanh tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống, từng bước đẩy lùi nghèo đói, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh ninh biên giới nơi tiền tiêu của tổ quốc. 

Những ngày cuối năm, cán bộ NHCSXH huyện Hòa An vẫn miệt mài công việc để bà con xã Quang Trung đến giao dịch, góp phần hoàn thành 100% công việc của chi nhánh.
Những ngày cuối năm, cán bộ NHCSXH huyện Hòa An vẫn miệt mài công việc để bà con xã Quang Trung đến giao dịch, góp phần hoàn thành 100% công việc của chi nhánh.
Nhờ vốn vay 50 triệuđồng chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình bà Trương Thị Hồ, dân tộc Tày ở xã Quang Trung, huyện Hòa An cóđiều kiện cải tạo hơn 1ha vườnđồi trồng cam, mận và nhiều loại cây ăn quả khác cho hiệu quả kinh tế cao. 
Nhờ vốn vay 50 triệuđồng chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình bà Trương Thị Hồ, dân tộc Tày ở xã Quang Trung, huyện Hòa An cóđiều kiện cải tạo hơn 1ha vườnđồi trồng cam, mận và nhiều loại cây ăn quả khác cho hiệu quả kinh tế cao. 
Gia đìnhông Lương Văn Giáo, dân tôc Tàyở thôn Khau Súng Khuổi Bắc, xã Quang Trung, huyện Hòa An vay vốn chương trình cho vay hộ nghèođầu tư nuôi trâu, sau 3 năm đã cóđàn trâu 4 con, gia đình có cơ hội thoát nghèo. 
: Gia đình chị Hoàng Thị Lìm, dân tộc Tàyở xãĐoài Côn, huyện Trùng Khánh vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo về nhàở cải tạo nhà đảm bảo tiêu chí đề ra.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Hoàng Văn Nhất, dân tộc Nùngở thôn Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh cóđiều kiệncải tạo 6000 m2 vườn đồi trồng quýt cho hiệu quả cao, dự kiến năm 2018 thu khoảng 20 tấn quả. 
Từ nguồn vốn vay ưu đãi gia đình anh Hoàng Văn Nhất, dân tộc Nùngở thôn Bản Niếng, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh cóđiều kiệncải tạo 6000 m2 vườn đồi trồng quýt cho hiệu quả cao, dự kiến năm 2018 thu khoảng 20 tấn quả. 
Gia đình chị Long Thị Thắm, dân tộc Tàyở xã Đa Thông vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư nuôi trâu, trồng rừng, gia đình có cơ hội thoát nghèo.
Gia đình chị Long Thị Thắm, dân tộc Tàyở xã Đa Thông vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo đầu tư nuôi trâu, trồng rừng, gia đình có cơ hội thoát nghèo.
Nhờ vốn vay 50 triệu chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình chị Nông Thị Hồng (trái), dân tộc Tàyở xóm Bản Giàng, xã Đa Thông cóđiều kiện chăn nuôi trâu, ong mật, gia đình chị đượcđánh giá làđiển hình phát triển kinh tế. 
Hộ nghèo, gia đình chính sách làm thủ tục vay vốn tạiđiểm giao dịch xã Đa Thông, huyện Thông Nông. 
Nhiều hộ ở huyện Trùng Khánh vay vốn ưu đãi đầu tư máy móc phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế tốt.
Vốn vay ưu đãiđã giúp người dân ở xã Quang Trung, huyện Hòa An; xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh cải tạo đất đồi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo thành vùng chuyên canh cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao.
Với đồng bào vùng cao biên giới, nguồn vốn vay ưu đãiđã giúp hàng ngàn hộ đầu tư nuôi trâu và nó thực sự là “đầu cơ nghiệp” cho nhiều gia đình nơi đây.

Thúy Nga, Đức Yên, Khánh Hòa, Lương Hải, Lê Hạnh, Hồng Hạnh, Thảo Hiền