Ông T.Q.K. (60 tuổi, trú tại Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) vào cấp cứu tại Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc của Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi trả lời kém, co giật toàn thân, đau bụng vùng thượng vị âm ỉ xuyên ra sau lưng, nôn nhiều.

Trước đó, sau khi ăn nhậu, ông K. xuất hiện tình trạng trên. Sau khi thăm khám, các bác sĩ nhanh chóng nhận định đây là ca bệnh rất nguy kịch, theo dõi ngộ độc Ethanol (rượu thực phẩm). Kết quả xét nghiệm có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận và suy hô hấp cấp. 

cap cuu 2.png
Bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân đã được đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, lọc máu cấp cứu, bù dịch, vận mạch, cân bằng toan kiềm, điện giải, dinh dưỡng tích cực trong suốt 24 giờ.

Sau 1 ngày, sức khỏe người đàn ông này đã cải thiện rõ rệt. Hiện tại, bệnh nhân có thể ăn uống, vận động tốt, kết quả xét nghiệm bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dung, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông - cho biết ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ tới nặng. 

Người uống có các biểu hiện như không kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo. Ở mức độ nặng xuất hiện nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Ngoài ra, ngộ độc rượu còn có thể do uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol, rượu ngâm với lá, rễ cây thảo mộc hoặc động vật có chứa các độc tố. 

Bác sĩ Dung khuyến cáo thêm những người có thói quen uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan,ruột. Da và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu. Người bệnh bị thoái hóa gan, xơ gan, có thể dẫn tới ung thư gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, rối loạn tâm thần.

Theo bác sĩ này, người Việt Nam trưởng thành uống không quá 50ml rượu 40 độ hoặc 400ml bia loại 5 độ. Khi uống rượu cần ăn đầy đủ, không uống khi đói. Tuyệt đối không lái xe, vận hành máy móc lao động sau uống rượu.

So sánh biểu hiện của ngộ độc rượu Ethanol và Methanol:

Loại rượu  Ethanol Methanol
Hàm lượng Hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây say, từ 4-6g/lít có thể gây tử vong. Khi uống 5-15ml là ngộ độc nặng, từ 15ml trở lên gây mù lòa, trên 30ml có thể gây tử vong. 
Biểu hiện 

Phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung. Hơi thở có mùi rượu, buồn nôn, đau bụng, nói líu, đi lảo đảo, lơ mơ, co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…

Triệu chứng giống say kèm theo chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu. Nặng hơn có loạn tiêu hóa, nôn ra máu, co giật, hôn mê, mờ mắt, đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc, thở nhanh, suy hô hấp và tử vong.

Xử trí

Cho uống 10-20 giọt Amoniac hoặc 1-5g Amonium acetat trong một cốc nước muối. Trường hợp nặng, gia đình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hồi sức cấp cứu và điều trị kịp thời.