Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026) và phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.

Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội đã nghe giới thiệu về lịch sử ra đời của tờ Nhật báo Quốc hội – tờ báo đặc biệt tập trung đưa tin về mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946; tham quan 15 số của Nhật Báo Quốc hội.

Nhật báo Quốc hội là tờ báo mang dấu ấn đặc biệt chỉ phát hành trong thời gian ngắn (từ 17/12/1945 - 6/1/1946) do Ban phụ trách Tổng tuyển cử ở Bắc bộ xuất bản với nội dung chủ yếu là đưa tin rộng rãi về mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa 1.

Nhật báo hướng dẫn, cổ vũ quần chúng tham gia ứng cử và bầu cử; đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng đối lập nhằm phá hoại cuộc bầu cử.

Mặc dù chỉ phát hành 15 số và hoạt động trong 21 ngày nhưng Nhật báo Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền cho cuộc Tổng tuyển cử.

23b58594f5c94d9714d8.jpg

Triển lãm gồm 2 phần: Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên; Trưng bày Bộ sưu tập gốc 15 số của Nhật báo Quốc hội.

W-Lương Cường 231024_2.JPG.jpg
Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Đại biểu Quốc hội tham quan triển lãm.
W-Lương Cường 231024_4.JPG.jpg
W-Trần Quang Phương 231024_1.JPG.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và các đại biểu Quốc hội tham quan triển lãm.
Từ sự kiện lập quốc ngẫm về trường phái ngoại giao cây tre

Từ sự kiện lập quốc ngẫm về trường phái ngoại giao cây tre

Nguyên tắc bất biến của chúng ta là bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN. Còn sách lược mềm dẻo, khôn khéo, song quyết liệt; linh hoạt, đổi mới, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngày đầu lập nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ngày đầu lập nước

Một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp thì phải có Quốc hội. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải tổ chức một cuộc tổng tuyển cử càng sớm càng tốt.