Chủ trương tăng trưởng bao trùm là xu thế của các nước trên thế giới và trong rất nhiều diễn đàn như G20, APEC, ASEAN… Các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới đều hướng đến tăng trưởng bao trùm. Tăng trưởng bao trùm thể hiện tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội và an sinh xã hội. Ở một số nước lấy chỉ tiêu về chỉ số phát triển con người và chỉ số hạnh phúc là mục tiêu hướng đến chứ không phải tăng trưởng kinh tế.

Để đạt được mục tiêu này, các nước đều có chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đối với cuộc sống của người dân, kế sinh nhai của người dân rõ ràng thì vấn đề tài chính là vấn đề rất quan trọng, cho nên các nước đều có chiến lược tài chính toàn diện hay tăng trưởng bao trùm.

Đối với Việt Nam, Chính phủ giao cho NHNN chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành và đã trình Chính phủ Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Theo đó, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 149 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Chiến lược). Chiến lược đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Để đạt được mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau thì Chiến lược đã bao trùm đến tất cả người dân, trong đó để người dân phát triển thì Chiến lược này có hướng đến đặc biệt là các đối tượng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đây là những khu vực thường người dân gặp khó khăn, người nghèo hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 95% tổng số doanh nghiệp của Việt Nam) cho nên cũng là khu vực tạo công ăn việc làm rất lớn cho người dân hay phụ nữ cũng là đối tượng, họ vừa là người quản lý chi tiêu cho gia đình, vừa là người đi vay vốn để phục vụ sản xuất – kinh doanh cho cuộc sống.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 12.jpg
Đơn cử, nhờ vay vốn mở rộng mô hình chăn nuôi gà, gia đình bà Phạm Thị Việt (Thanh Sơn, Phú Thọ) đã có bước phát triển về kinh tế mới, đảm bảo về đời sống hiện tại.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 4.jpg
Những năm trước kia, trang trại của gia đình bà Phạm Thị Việt (Thanh Sơn, Phú Thọ) chỉ dừng ở quy mô nhỏ. Nhờ chính quyền động viên, bà tìm hiểu về chính sách vay vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 9.jpg

 Sau đó, bà Việt và gia đình mở rộng mô hình chăn nuôi gà từ vài trăm con gà nay lên tới 4000 con trong tổng đàn.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 10.jpg

Sau 7 năm nuôi gà và thu về những lợi ích kinh tế ổn định, gia đình bà có của ăn của để. 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 11.jpg

Không chỉ áp dụng chăn nuôi theo phương thức khoa học hơn, bà Việt chủ động trong việc chăm đàn từ việc sử dụng nước sạch, các loại thuốc phòng ngừa bệnh dịch cho gia cầm...

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 6.jpg

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, hết tháng 8 dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn là 12.818 tỷ đồng, so với cuối năm 2013 tăng 399 tỷ đồng và chiếm 53% tổng dư nợ trên toàn địa bàn, với trên 17.000 hộ gia đình được vay vốn; cho vay xây dựng nông thôn mới đạt 5.940 tỷ đồng so với cuối năm 2013 tăng 17 tỷ đồng (tăng 0,3%) và chiếm 26% tổng dư nợ trên toàn địa bàn.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 15.jpg

Ngoài việc chăn nuôi gà xuất bán, bà Việt áp dụng gối đàn bằng cách nuôi thêm 2000 gà con trong trang trại của mình.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 16.jpg

Việc nuôi gà "khép kín" từ nhỏ đến lớn giúp đàn gà khỏe mạnh, người nuôi có thể quan sát tình trạng gà và chủ động chăm sóc sức khỏe vật nuôi từ nhỏ.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 3.jpg

Việc tuyên truyền về các phương thức chăn nuôi chủ động, vay vốn mở rộng mô hình, tạo điều kiện cải tiến áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, giúp nông dân làm giàu chính đáng. 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 5.jpg

Năm qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho phát triển kinh tế; ưu tiên tập trung vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 8.jpg

Bên cạnh đó tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 2.jpg

"Tôi cảm thấy may mắn vì được nhà nước hỗ trợ vay vốn mở rộng kinh doanh, được tham gia các lớp tìm hiểu về chăn nuôi để áp dụng vào mô hình của gia đình. Kinh tế gia đình tôi đã thay đổi từ đó", bà Việt chia sẻ.