Chúng ta đang thực hiện hệ thống khuyến khích ngược. Chẳng hạn phân bố nguồn lực vẫn theo cơ chế xin cho. Ai giỏi chạy thì được chứ không phải ai làm tốt thì được. Đây là lời cảnh báo tiếp tục được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đến 2030 trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo các chuyên gia, sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Chúng ta vẫn ở giai đoạn bơm vốn đầu vào là có tăng trưởng. Nhưng tăng trưởng không cao, chất lượng thấp và thiếu hẳn sự bền vững. Vì thế, cần có những thay đổi để để tái cơ cấu đạt kết quả trong giai đoạn tới.

Cải thiện không nhiều

Từ năm 2011, Việt Nam đã tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, nhiều giải pháp đã được Chính phủ, các bộ, ngành đề ra.

Tổng kết lại, giai đoạn 2011-2016 các chuyên gia kinh tế cho biết, tái cơ cấu, đã mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế, nhưng đánh giá chung các chỉ tiêu không được cải thiện nhiều.

{keywords}

Tái cơ cấu các ngành kinh tế chưa tạo ra được sự thay đổi mang tính tích cực trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nội ngành.

Tăng trưởng kinh tế đến nay vẫn phụ thuộc vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, KHCN, lao động có kỹ năng. Trong giai đoạn 2011-2015, việc gia tăng đầu vào đóng góp khoảng 71% vào tăng trưởng. Vốn con người, công nghệ, hiệu quả quản lý của Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 29% (trong khi của Ấn Độ là 49%, Thái Lan và Philippines 70%, Malaysia 64%).

Chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu ngành kinh tế có xu hướng chậm lại. Tỷ trọng của giá trị gia tăng của ngành chế tạo trong GDP đang sụt giảm đáng lo ngại, từ mức trung bình khoảng 19% trong (giai đoạn 2006-2010) xuống còn 15% (giai đoạn 2011-2015); thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ thấp và chất lượng FDI thấp, một số dự án để lại nhiều ô nhiễm môi trường, gây hậu quả nặng nề. Kinh tế vĩ mô chưa thực sự bền vững. Cân đối ngân sách tiếp tục khó khăn, thâm hụt kéo dài, nợ công tăng nhanh, tỷ trọng chi đầu tư phát triển giảm mạnh.

Tái cơ cấu đầu tư công còn hạn chế. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công còn thấp. Tái cơ cấu DN, với nòng cốt là cổ phần hóa DNNN tiến triển chậm và thiếu thực chất. Tái cơ cấu thị trường tài chính, các TCTD còn nhiều tồn tại. Sự thay đổi về cơ cấu thị trường diễn ra chậm, vai trò của thị trường vốn chưa đủ lớn, nhiều yếu kém có tính hệ thống và dài hạn của các TCTD chưa được giải quyết cơ bản; chưa xử lý dứt điểm một số ngân hàng thương mại yếu kém, đã có dấu hiệu phá sản.

Tái cơ cấu các ngành kinh tế chưa tạo ra được sự thay đổi mang tính tích cực trong cơ cấu kinh tế giữa các ngành, nội ngành.

Đổi mới thích ứng giai đoạn mới

GS Nguyễn Quang Thái, Hội khoa học kinh tế Việt Nam, cho biết, nền kinh tế sau 5 năm tái cơ cấu đã đạt một số kết quả, xong nhìn chung tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động có xu hướng giảm. Các chỉ số về năng lực cạnh tranh quốc gia (theo Diễn đàn Kinh tế thế giới) từ 2012 đến nay vẫn tăng đều, nhảy từ vị trí 75 vào năm 2012 lên 55 hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ của một số chỉ số như giáo dục, y tế,... thì chỉ số kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện môi trường kinh doanh, đổi mới KHCN đều giảm.

{keywords}

Chúng ta vẫn ở giai đoạn bơm vốn đầu vào là có tăng trưởng.

Theo TS Lê Xuân Sang, Viện Kinh tế Việt Nam, nhìn chung các định hướng về tái cơ cấu đặt ra khá toàn diện, hợp lý, phù hợp với đặc trưng trình độ phát triển và bối cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu khuyết một số cải cách cốt lõi, chưa có định hướng về cách làm, chưa có đủ thể chế làm xúc tác để thúc đẩy.

Chẳng hạn như về cơ cấu lại nợ công và đầu tư công, chưa xây dựng được khung thể chế hữu hiệu, để tạo kỷ luật, chế tài khi các quy định, các ngưỡng bị phá vỡ. Chưa có quy định cụ thể về vị thế độc lập cho Ngân hàng Nhà nước với Chính phủ.

Tạo dựng mối liên kết giữa địa phương và các DN còn hạn chế, đến nay hầu như không có định chế tổ chức nào, có tác động đáng kể tới các thể chế liên kết vùng.

Các thể chế liên kết kinh doanh thiếu hiệu quả, nền kinh tế bị chia cắt giữa các địa phương và giữa DN FDI với DN trong nước.

Khung pháp lý chính sách phát triển vườn ươm công nghệ gần như bị bỏ quên, chậm đổi mới. Khung pháp lý chính sách phát triển cụm liên kết ngành còn tồi tệ hơn.

Còn theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Chúng ta vẫn ở giai đoạn bơm vốn đầu vào là có tăng trưởng. Nhưng tăng trưởng không cao, chất lượng thấp và thiếu hẳn sự bền vững.

Nguyên nhân là chúng ta đang thực hiện hệ thống khuyến khích ngược. Người làm được không được hưởng, người làm không được lại được hưởng. Chẳng hạn phân bố nguồn lực vẫn theo cơ chế xin cho. Ai giỏi chạy thì được chứ không phải ai làm tốt thì được. Nền tảng điều hành vẫn theo cơ chế cũ. Muốn thay đổi phải bắt đầu từ thay đổi tư duy quản lý. Nhưng thay đổi cũng có nghĩa là giảm quyền lực, quyền lợi nên không muốn làm.

Theo GS Nguyễn Quang Thái, muốn đạt mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2017-2020, cần xử lý các vấn đề quan trọng như gỡ bỏ rào cản về tư duy phát triển trong điều kiện thị trường hiện đại và hội nhập. Hoàn thiện các nhân tố tác động đầu vào đối với cải thiện mô hình tăng trưởng. Về thể chế phù hợp với kinh tế thị trường nhất là thị trường có độ tinh vi ngày càng cao. Cải thiện các yếu tố KHCN và nguồn nhân lực để đón đầu cuộc cách mạng KHCN. Đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, cải tiến hệ thống công chức cho thích ứng với giai đoạn mới.

Trần Thủy