- “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng…” hình như bài hát đâu đó vẫn cứ vang lên trong đầu tôi khi chứng kiến cảnh cụ bà Hồ Thị Kiên (90 tuổi) trú tại tổ 1, thôn 3, xã Quế Cường, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam vẫn đều đặn mỗi ngày còng lưng chống gậy đi làm thuê để nuôi hai đứa con bại liệt và đứa cháu ngoại mồ côi…
TIN BÀI KHÁC:
Tôi gặp cụ Kiên giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa khi cụ lọ mọ chống gậy trở về nhà sau buổi cắt lúa thuê trên đồng.
“Để kiếm miếng ăn cho cả nhà 4 người, tui dậy từ 4 giờ sáng ra đồng. Ai thuê chi làm nấy, không thuê thì tui hái rau, mót củ khoai, củ sắn, bắt con ốc kiếm sống qua ngày chú à…” Bà Kiên kể.
Hỏi chuyện con cái, đôi mắt đục mờ của bà Kiên nhìn xa xăm vô định và hai giọt nước mắt lăn trên gương mặt nhăn nheo tuổi tác. “Chù à, con có cũng như không. Mấy đứa lành lặn thì đi theo ổng hết rồi. Ổng chỉ để lại cho tui hai đứa thì một đứa bại liệt nằm một chỗ, còn một đứa thì nhiễm chất độc da cam cũng ngồi một chỗ đòi ăn như đứa con nít lên ba…” Bà Kiên kể về những đứa con của mình.
Ngồi nghỉ tạm bên bóng cây ven đường, cụ Kiên bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc đời trầm luân của mình khi bắt đầu lấy chồng.
Bà vẫn nhớ như in cái thời xuân sắc, ở tuổi 18 bà tham gia du kích địa phương, rồi xung phong vận tải lương thực, súng đạn phục vụ chiến trường vùng tây Quảng Đà đánh Mỹ.
Những tháng năm sống ở rừng bà đã trãi qua những lần sinh tử. Bà tưởng rằng mình không được sống trở về. Nhưng khi trở về lành lặn bà có hay đâu mình bị nhiễm chất độc da cam do máy bay Mỹ rải thảm trong những tháng ngày tham gia chiến trường vùng tây Quảng Đà.
Trở về quê, cái xuân sắc của cô thiếu nữ một thời đã tàn phai. Nhưng bà vẫn lập gia đình với chàng trai cùng làng. Rồi sinh con đẻ cái, những đứa con èo ọp cứ thế ra đời. Đứa thì chết, đứa thì tàn tật. Lúc đó bà mới hay bà mang trong mình chất độc Dioxin.
Cụ Kiên kể lại rằng khi có chồng, cụ sinh được 6 đứa con thì chồng qua đời. “Mấy đứa lành lặn không hiểu răng nó cứ theo ổng hết, giờ chỉ còn lại hai đứa èo uột chú à…” Cụ Kiên kể trong nước mắt.
“Già gần xuống lỗ rồi mà phải lo nuôi mấy đứa con dở dở ương ương như ri khổ lắm. Tui cứ tưởng sinh con ra nhờ tuổi già ai ngờ lại như rứa, chừ biết mần răng chừ. Thôi trời không thương đành chịu. Không biết tui nằm xuống mấy đứa hắn sống ra răng đây…?” Cụ Kiên kể.
Trong 6 đứa con bà sinh ra giờ chỉ còn sống với bà đứa con trai là anh Phạm Sinh (50 tuổi). Anh Sinh bị di chứng chất độc da cam người ngẩn ngơ lại thêm chứng bại liệt đôi chân nên ngồi nhà một chỗ.
Còn cô con gái thứ 2 Phạm Thị Tờn (48 tuổi) có gia đình. Nhưng chồng mất sớm khi đứa con trai mới 6 tuổi và chị lại bị di chứng da cam, đôi chân bắt đầu teo tóp không đi lại được phải về sống nương nhờ nhà mẹ.
Bắt đầu từ hơn 10 năm nay, một thân bà Kiên phải lo gồng gánh để nuôi 3 con người. Trong đó có một đứa trẻ và hai người bị bại liệt nằm nhà.
Cả 4 miệng ăn trong căn nhà rách nát ấy giờ đây chỉ biết trông chờ vào những buổi làm thuê hay những bó rau rừng, con ốc mà bà Kiên tìm được.
Hôm tôi đến nhà, nhìn bữa cơm đạm bạc chỉ toàn rau và rau với một ít cơm mà cụ Kiên bảo là tiền làm thuê một ngày được 25.000 đồng cụ mua gạo. Còn rau cụ hái ngoài đồng với vài con ốc bắt nơi mương nước.
Thấy mẹ già lọ mọ chống gậy đi làm thuê chạy lo từng bữa, anh Sinh bất lực ngồi nhìn mẹ mà nước mắt chảy dài. Anh bảo: Ngồi một chỗ không làm được chi lo cho mẹ, lại bắt mẹ già phải lo cho mình nhiều lúc tui muốn chết cho xong. Nhưng…không chết được mới làm khổ bà cụ.”
Còn chị Phạm Thị Tờn thì kể lại rằng mỗi ngày nhìn cảnh người mẹ già 90 tuổi lọ mọ chống gậy đi làm thuê về nuôi hai anh em ngồi một chỗ mà như lời chị bảo là thấy hổ thẹn và bất lực vì đôi chân bị bại liệt không làm gì được.
Chia sẻ gánh nặng với người mẹ già 90 tuổi, những lúc cơn đau không hành hạ, anh Sinh gượng ngồi dậy đan rổ rá bán kiếm thêm tiền phụ giúp. Nhưng giữa thời buổi rổ nhựa tràn lan, rổ tre anh đan ra chẳng ai mua.
Trong căn nhà tình thương từ quỹ Nỗi đau da cam của Thông tấn xã Việt Nam vừa xây dựng giúp mẹ con cụ Kiên có chỗ che mưa che nắng. Nhưng còn cái ăn mỗi ngày dường như đã quá sức gồng gánh của cụ bà 90 tuổi.
Đó là chưa kể tiền thuốc chữa bệnh cho hai đứa con đang bại liệt nằm một chỗ. “Ơn trời, tui già như ri nhưng ít đau ốm. Chỉ thương hai đứa đau ốm mấy chục năm ni không tiền mua thuốc…” bà Kiên kể.
Cái thứ thuốc rẻ tiền nhất là thuốc giảm đau mà anh Sinh và chị Tờn hay uống mỗi ngày giờ đây vẫn không đủ tiền để mua. “Những lúc đau quá, tui chỉ biết nghiến răng, ôm đầu nằm chịu đựng. Bởi không có tiền để mua thuốc…” Anh Sinh kể.
Tôi vẫn nhớ như in giữa trưa nắng tháng 5 như đổ lửa, hình ảnh cụ Kiên lọ mọ chống gậy liêu xiêu đi làm thuê để nuôi hai đứa con tật nguyền và đứa cháu ngoại mồ côi mà tôi không thể nào hiểu làm sao cụ có thể gồng gánh trên đôi vai già nua những phận đòi nghiệt ngã suốt mấy chục năm nay.
Vẫn còn nhớ như in lời cụ Kiên kể rằng đã mấy chục năm nay, cả 3 mẹ con và đứa cháu ngoại chưa hề biết được bữa no. Bởi 25.000 đồng công làm thuê bữa có bữa không, cộng với những cọng rau con ốc mà cụ Kiên hái được làm sao đủ no cho 4 con người…
“Cuối đời rồi chú ạ, tui chỉ mong có được tiền mua gạo nấu bữa cơm trắng cho mấy đứa ăn bữa cho thỏa thích. Nhưng…mấy chục năm ni tui mơ mà chưa làm được chú à!” bà kiên thổ lộ nỗi khát khao của mình.
Khi chia tay cụ Kiên, lòng tôi tự hỏi làm cách nào để cụ và những đứa con tật nguyền tiếp tục có được những bữa no và có tiền mua thuốc để chữa bệnh?
Vũ Trung - H Kiều
TIN BÀI KHÁC:
Con ung thư máu cha mẹ vẫn… trốn viện vì quá nghèo
Một đời bất hạnh của cụ bà cô độc
Cậu bé bệnh tim vẽ nhà của mình che bằng lá cọ…
Cha mẹ nghèo con ung thư máu đối mặt tử thần
Ông già buồn tủi, lủi thủi nuôi cháu chăm con
“Mẹ không muốn là gánh nặng cho con”
Mẹ nghèo bất lực nhìn con nguy cơ sống đời thực vật
Sinh em để lấy máu chữa bệnh cho anh
Con thoi thóp chờ cha kiếm cắc bạc về mổ tim
Mẹ ung thư sống với 3 con tâm thần…
Một đời bất hạnh của cụ bà cô độc
Cậu bé bệnh tim vẽ nhà của mình che bằng lá cọ…
Cha mẹ nghèo con ung thư máu đối mặt tử thần
Ông già buồn tủi, lủi thủi nuôi cháu chăm con
“Mẹ không muốn là gánh nặng cho con”
Mẹ nghèo bất lực nhìn con nguy cơ sống đời thực vật
Sinh em để lấy máu chữa bệnh cho anh
Con thoi thóp chờ cha kiếm cắc bạc về mổ tim
Mẹ ung thư sống với 3 con tâm thần…
Cụ Kiên, anh Sinh và chi Tờn trong ngôi nhà lụp xụp ngày xưa |
“Để kiếm miếng ăn cho cả nhà 4 người, tui dậy từ 4 giờ sáng ra đồng. Ai thuê chi làm nấy, không thuê thì tui hái rau, mót củ khoai, củ sắn, bắt con ốc kiếm sống qua ngày chú à…” Bà Kiên kể.
Hỏi chuyện con cái, đôi mắt đục mờ của bà Kiên nhìn xa xăm vô định và hai giọt nước mắt lăn trên gương mặt nhăn nheo tuổi tác. “Chù à, con có cũng như không. Mấy đứa lành lặn thì đi theo ổng hết rồi. Ổng chỉ để lại cho tui hai đứa thì một đứa bại liệt nằm một chỗ, còn một đứa thì nhiễm chất độc da cam cũng ngồi một chỗ đòi ăn như đứa con nít lên ba…” Bà Kiên kể về những đứa con của mình.
Nghề mót sắn, khoai là đã nuôi sống cả gia đình |
Bà vẫn nhớ như in cái thời xuân sắc, ở tuổi 18 bà tham gia du kích địa phương, rồi xung phong vận tải lương thực, súng đạn phục vụ chiến trường vùng tây Quảng Đà đánh Mỹ.
Những tháng năm sống ở rừng bà đã trãi qua những lần sinh tử. Bà tưởng rằng mình không được sống trở về. Nhưng khi trở về lành lặn bà có hay đâu mình bị nhiễm chất độc da cam do máy bay Mỹ rải thảm trong những tháng ngày tham gia chiến trường vùng tây Quảng Đà.
Trở về quê, cái xuân sắc của cô thiếu nữ một thời đã tàn phai. Nhưng bà vẫn lập gia đình với chàng trai cùng làng. Rồi sinh con đẻ cái, những đứa con èo ọp cứ thế ra đời. Đứa thì chết, đứa thì tàn tật. Lúc đó bà mới hay bà mang trong mình chất độc Dioxin.
Cụ Kiên kể lại rằng khi có chồng, cụ sinh được 6 đứa con thì chồng qua đời. “Mấy đứa lành lặn không hiểu răng nó cứ theo ổng hết, giờ chỉ còn lại hai đứa èo uột chú à…” Cụ Kiên kể trong nước mắt.
“Già gần xuống lỗ rồi mà phải lo nuôi mấy đứa con dở dở ương ương như ri khổ lắm. Tui cứ tưởng sinh con ra nhờ tuổi già ai ngờ lại như rứa, chừ biết mần răng chừ. Thôi trời không thương đành chịu. Không biết tui nằm xuống mấy đứa hắn sống ra răng đây…?” Cụ Kiên kể.
Di chứng của hậu quả chất độc màu da cam Đioxin quả là quá nặng nề |
Còn cô con gái thứ 2 Phạm Thị Tờn (48 tuổi) có gia đình. Nhưng chồng mất sớm khi đứa con trai mới 6 tuổi và chị lại bị di chứng da cam, đôi chân bắt đầu teo tóp không đi lại được phải về sống nương nhờ nhà mẹ.
Bắt đầu từ hơn 10 năm nay, một thân bà Kiên phải lo gồng gánh để nuôi 3 con người. Trong đó có một đứa trẻ và hai người bị bại liệt nằm nhà.
Cả 4 miệng ăn trong căn nhà rách nát ấy giờ đây chỉ biết trông chờ vào những buổi làm thuê hay những bó rau rừng, con ốc mà bà Kiên tìm được.
Hôm tôi đến nhà, nhìn bữa cơm đạm bạc chỉ toàn rau và rau với một ít cơm mà cụ Kiên bảo là tiền làm thuê một ngày được 25.000 đồng cụ mua gạo. Còn rau cụ hái ngoài đồng với vài con ốc bắt nơi mương nước.
Thấy mẹ già lọ mọ chống gậy đi làm thuê chạy lo từng bữa, anh Sinh bất lực ngồi nhìn mẹ mà nước mắt chảy dài. Anh bảo: Ngồi một chỗ không làm được chi lo cho mẹ, lại bắt mẹ già phải lo cho mình nhiều lúc tui muốn chết cho xong. Nhưng…không chết được mới làm khổ bà cụ.”
Còn chị Phạm Thị Tờn thì kể lại rằng mỗi ngày nhìn cảnh người mẹ già 90 tuổi lọ mọ chống gậy đi làm thuê về nuôi hai anh em ngồi một chỗ mà như lời chị bảo là thấy hổ thẹn và bất lực vì đôi chân bị bại liệt không làm gì được.
Chia sẻ gánh nặng với người mẹ già 90 tuổi, những lúc cơn đau không hành hạ, anh Sinh gượng ngồi dậy đan rổ rá bán kiếm thêm tiền phụ giúp. Nhưng giữa thời buổi rổ nhựa tràn lan, rổ tre anh đan ra chẳng ai mua.
Trong căn nhà tình thương từ quỹ Nỗi đau da cam của Thông tấn xã Việt Nam vừa xây dựng giúp mẹ con cụ Kiên có chỗ che mưa che nắng. Nhưng còn cái ăn mỗi ngày dường như đã quá sức gồng gánh của cụ bà 90 tuổi.
Đó là chưa kể tiền thuốc chữa bệnh cho hai đứa con đang bại liệt nằm một chỗ. “Ơn trời, tui già như ri nhưng ít đau ốm. Chỉ thương hai đứa đau ốm mấy chục năm ni không tiền mua thuốc…” bà Kiên kể.
Cái thứ thuốc rẻ tiền nhất là thuốc giảm đau mà anh Sinh và chị Tờn hay uống mỗi ngày giờ đây vẫn không đủ tiền để mua. “Những lúc đau quá, tui chỉ biết nghiến răng, ôm đầu nằm chịu đựng. Bởi không có tiền để mua thuốc…” Anh Sinh kể.
Cụ Kiên năm nay đã 90 tuổi |
Vẫn còn nhớ như in lời cụ Kiên kể rằng đã mấy chục năm nay, cả 3 mẹ con và đứa cháu ngoại chưa hề biết được bữa no. Bởi 25.000 đồng công làm thuê bữa có bữa không, cộng với những cọng rau con ốc mà cụ Kiên hái được làm sao đủ no cho 4 con người…
“Cuối đời rồi chú ạ, tui chỉ mong có được tiền mua gạo nấu bữa cơm trắng cho mấy đứa ăn bữa cho thỏa thích. Nhưng…mấy chục năm ni tui mơ mà chưa làm được chú à!” bà kiên thổ lộ nỗi khát khao của mình.
Khi chia tay cụ Kiên, lòng tôi tự hỏi làm cách nào để cụ và những đứa con tật nguyền tiếp tục có được những bữa no và có tiền mua thuốc để chữa bệnh?
Vũ Trung - H Kiều
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: cụ Hồ Thị Kiên (90 tuổi) trú tại tổ 1, thôn 3, xã Quế Cường, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. 2. Hoặc qua báo VietNamNet (ghi rõ ủng hộ cụ Hồ Thị Kiên) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |