“Đại gia xăng dầu” Trịnh Sướng

Ông Trịnh Sướng (Tám Sướng) vừa bị cơ quan chức năng khởi tố. Ông Tám Sướng kinh doanh xăng dầu đã nhiều năm và sở hữu nhiều cây xăng ở ĐBSCL. Khoảng 2 năm nay, ông Tám Sướng kinh doanh bất động sản, mua lại nhà hàng, khách sạn của những người kinh doanh kém may mắn.

Trong khu đô thị 5A, ông Sướng mua nhiều lô đất để giúp chủ đầu tư dự án này. Ông Sướng mua lại nhà hàng trên đường Mạc Đỉnh Chi với giá 38 tỉ đồng và một khách sạn lớn ở TP Sóc Trăng hơn 40 tỉ đồng. Ông Sướng cũng có khu đất khá lớn ở đường Nguyễn Chí Thanh (TP. Sóc Trăng), cho người thân mượn 10 năm để mở quán giải khát.

{keywords}

Ngoài hệ thống xăng dầu và bất động sản ở Sóc Trăng, ông chủ Công ty Mỹ Hưng còn có 3 sà lan chở xăng dầu đang đậu ở TP.HCM. Ông Sướng cũng kinh doanh xăng dầu và dầu nhờn tại Cần Thơ; có hàng lưu kho tại Tiền Giang, Đắk Nông.

Hơn 2 tháng trước, ông Trịnh Sướng tổ chức hội nghị khách hàng cho thương hiệu Petrol Gia Thành tại nhà hàng Hải Tượng (khu đô thị 5A). Petrol Gia Thành của ông Sướng có nhiều chi nhánh ở Sóc Trăng.

Những người quen với ông Tám Sướng cho biết, ông Sướng hiền lành, hay làm từ thiện bằng việc tặng nhiều xe cứu thương cho bệnh viện. Một nguồn tin cho biết, ông Tám Sướng có giao dịch với nhiều ngân hàng với tổng số tiền giao dịch vài trăm tỉ đồng.

Chủ tịch Thế giới Di động: Đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng

Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài từng kể câu chuyện "dụ" một trong 5 người sáng lập đầu tiên cách đây khá lâu. Nhân vật này vốn đang làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản và ông Tài phải mất 6 tháng để thuyết phục về Thế giới Di động.

{keywords}

"Anh có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất, anh tiếp tục ngồi làm thuê cho Nhật. Bây giờ anh tính mỗi năm tăng lương 20% anh cộng lại hết trong 3 năm. Thu nhập anh bao nhiêu cho tôi con số đó. Tôi cam kết với anh một cái duy nhất thôi, nếu cuộc chơi này thất bại, anh em mình trắng tay, anh em mình đi bụi đời.

Còn nếu cuộc chơi này thành công thì tôi bảo đảm với anh tương lai huy hoàng và con số anh cộng lại ngày hôm nay nếu tiếp tục đi làm thuê chỉ là hạt đậu phộng trong kho tàng", ông Tài nhớ lại.

Shark Thuỷ: Học giỏi lớn lên không thành công là vô nghĩa

Trong buổi ra mắt Kiddie Shark, Shark Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch HĐQT kiêm Người sáng lập Egroup cho rằng: Từ những ngày khởi đầu, tôi rất suy nghĩ về chuyện này: Trong quá trình đi học, học giỏi, điểm số là quan trọng, nhưng học giỏi mà lớn lên không thành công là vô nghĩa. Tôi suy nghĩ rất nhiều về điều gì tạo nên thành công ấy, có một yếu tố tôi cho rằng cần trang bị rất sớm là cách sống, có ước mơ, hoài bão.

Thực tế, có nhiều bạn học ở nước ngoài trở về, nhưng câu hỏi cơ bản nhất là "Em đam mê gì" thì không trả lời được. Nhiều người rời trường ĐH, đi làm nhiều năm mới phát hiện ra con đường mình đi sai rồi.

{keywords}

Đầu tư nhiều vào giáo dục đào tạo, tôi nghĩ có 3 thứ tôi muốn trang bị cho trẻ em: Năng lực về ngoại ngữ, Năng lực về quản trị công nghệ, và Năng lực lãnh đạo. Lãnh đạo ở đây là lãnh đạo bản thân mình, chứ không phải làm "ông nọ bà kia”.

Ông cũng chia sẻ thông điệp gửi tới các bậc phụ huynh: Thay vì trong thời gian rảnh rỗi để các con chơi game, quản các con, hãy để các con làm việc có ích. Biết đâu đấy, chúng ta sẽ có những tỷ phú, triệu phú trong tương lai. Chúng ta gieo trồng cũng mơ ngày gặt hái. Ban tổ chức cũng hỏi tôi rằng "Khi các con được chọn thì đầu tư thật hay quy ra học bổng?. Chúng tôi tuyên bố sẽ đầu tư thật".

Lãnh đạo FPT: Làm thương mại điện tử lỗ là chuyện bình thường

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, ông Nguyễn Thế Phương cho rằng: "Sendo là một sàn thương mại điện tử, ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị và cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh này thì lỗ là chuyện bình thường".

Năm ngoái, sàn thương mại điện tử đã nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư lớn. Thông tin phía Sendo ghi nhận, tổng giá trị giao dịch (số tiền hàng hóa bán được trên nền tảng online) trong 3 năm tính tới 2017 tăng gần gấp 20 lần. Sendo sẽ sử dụng một phần vốn mới huy động được để mở rộng dịch vụ, nhắm tới nâng tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên sàn đạt 1 tỷ USD vào năm 2020.

Theo công bố của cộng đồng mua sắm online Đông Nam Á, Sendo hiện là một trong 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu khu vực, tăng trưởng cao trong năm 2018. 

Đại gia Việt ăn quả đau mất 2 ngàn tỷ

Thủy sản Minh Phú của ông Lê Văn Quang đang đối mặt với một nguy cơ lớn đến từ nước Mỹ. Chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng, cổ phiếu MPC của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của đại gia tôm số 1 Việt Nam Lê Văn Quang đã giảm 30% từ mức 50.000 đồng/cp xuống 33.500 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 5/6. Vốn hóa MPC qua đó bốc hơi gần 2 ngàn tỷ đồng.

Đây là diễn biến bất ngờ bởi nó diễn ra trong bối cảnh Thủy sản Minh Phú của ông Lê Văn Quang vừa đón dòng tiền lớn từ một đại gia Nhật Bản với kỳ vọng sẽ củng cố vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực xuất khẩu tôm trên phạm vi toàn thế giới.

Người đàn ông quyền lực ẩn sau rũ áo ra đi

Ông Đoàn Nguyên Thu từng là cánh tay phải đắc lực cùng ông Đoàn Nguyên Đức nắm quyền điều hành Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG).

Tuy nhiên, hồi tháng 9/2018, ông Đoàn Nguyên Thu đã chính thức từ nhiệm khỏi vị trí thành viên HĐQT CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico sau khi HAGL của Bầu Đức hợp tác với Thaco Trường Hải của tỷ phú USD Trần Bá Dương, nhằm cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng nợ nần và có vốn đầu tư cho mảng nông nghiệp và bất động sản ở Myanmar.

Ông Đoàn Nguyên Thu đăng ký thoái toàn bộ vốn khỏi HAGL trong bối cảnh cổ phiếu HAG gần đây giảm không ngừng và đang hướng trở về đáy lịch sử ghi nhận khoảng cùng thời kỳ này năm ngoái.

{keywords}

Với mức giá 4.900 đồng/cp như hiện tại, ông Đoàn Nguyên Thu sẽ thu về khoảng 24 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 1 triệu USD).

Xuất hiện nhân vật quyền lực mới ở Eximbank

Với sự xuất hiện của ông Cao Xuân Ninh ở vị trí chủ tịch Eximbank, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng ngân hàng này sẽ bước vào một thời kỳ ổn định hơn.

Ông Cao Xuân Ninh trước từng làm việc tại ngân hàng Vietcombank. Đầu 2016, ông Ninh có đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 với lý do cá nhân nhưng ĐHCĐ khi đó không được tổ chức do NHNN chỉ đạo Eximbank kiểm tra, rà soát một số thông tin liên quan đến quyền đề cử, ứng cử của các nhóm cổ đông... Do đó, vấn đề từ nhiệm của ông Ninh đã bị dừng lại.

Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank đã kéo dài trong nhiều năm qua, nhất là sau khi ông Lê Hùng Dũng nghỉ hưu năm 2015 nhưng bắt đầu trở nên phức tạp hơn bao giờ hết kể từ sau ngày 22/3/2019, thời điểm 7 thành viên HĐQT Eximbank đã họp và bầu ra Chủ tịch HĐQT mới là bà Lương Thị Cẩm Tú thay cho ông Lê Minh Quốc.

Tuy nhiên, chủ tịch bị bãi miễn Lê Minh Quốc sau đó đã đòi lại ghế nóng quyền lực. Eximbank đã có nghị quyết hủy bỏ Nghị quyết 112 ban hành hôm 22/3 về việc bãi nhiệm ông Lê Minh Quốc và bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú vào vị trí chủ tịch Eximbank.

Bảo Anh (Tổng hợp)