Quốc hội chiều nay (1/4) thảo luận tại hội trường về tờ trình của Chính phủ quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Đồng tình về việc tăng số lượng ĐB chuyên trách cho HĐND TP Hà Nội là 19 người (tăng thêm 9), ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng, đây là sự cần thiết, là dịp để chuẩn bị nguồn nhân lực trẻ, có điều kiện rèn luyện cho HĐND những khóa tiếp theo.

Theo Phó Chủ nhiệm UB Pháp Luật, ĐB chuyên trách hàng tháng, hàng quý có thể xuống địa phương một tháng hoặc 15 ngày để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Quá trình rèn luyện ở cơ sở giúp ĐB có thêm thực tiễn. 

{keywords}
ĐB Trương Minh Hoàng.

Theo tờ trình của Chính phủ mức phụ cấp bằng 0,6 mức lương cơ sở cho ĐB HĐND chuyên trách bằng với chức của trưởng phòng.   ĐB tỉnh Cà Mau kiến nghị nên cân nhắc về phụ cấp cho ĐB chuyên trách ít nhất phải tương đương hoặc bằng chức danh phó giám đốc sở để động viên, thu hút nguồn nhân lực. 

ĐB Lê Thành Vân cũng cho rằng việc nâng số lượng ĐB chuyên trách HĐND TP Hà Nội là một tư duy rất mới, tích cực, thể hiện sự coi trọng cơ quan dân cử.

Ông nêu: "Khi lấy hệ số phụ cấp trách nhiệm để quy đổi sang chức vụ tương đương, sẽ rất khó làm việc. Một ĐB HĐND chuyên trách ở TP mà chỉ tương đương với trưởng phòng, chưa bằng cấp phó giám đốc sở thì làm sao giám sát được hoạt động của giám đốc sở".

{keywords}
ĐB Lê Thanh Vân.

Nhấn mạnh việc ĐBQH, ĐB HĐND là người làm chính trị, ông Vân phân tích: "Nhận sự ủy thác quyền lực của nhân dân, thông qua bầu cử, một ĐBQH hoặc HĐND có hàng trăm nghìn cử tri ủy thác quyền lực nhà nước để họ đại diện''. 

Ông nêu thực tế, ngay cả quá trình chuẩn bị bầu cử Quốc hội, Trung ương có chỉ đạo chọn ĐBQH chuyên trách là những người đã được quy hoạch ít nhất là vụ trưởng hoặc thứ trưởng.

Tương tự vậy, ĐB HĐND chuyên trách của TP Hà Nội cũng phải tối thiểu là trưởng phòng hoặc phó giám đốc sở, nhưng ĐB Vân vẫn cho rằng cách tư duy như thế cũng phải xem xét lại.

Ông đề xuất: "ĐBQH - những người được ngồi vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tại hội trường này - có mức lương khởi điểm tối thiểu phải bằng thứ trưởng, còn lại những phụ cấp gọi là phân công".

Theo ông Vân phải nghiên cứu một bảng lương riêng cho các cơ quan dân cử. Các ĐB dân cử phải có một địa vị chính trị, pháp lý cụ thể, rõ ràng, thể hiện qua đãi ngộ của nhà nước. Ông cũng đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này, vì đây là chính sách thể hiện đãi ngộ của nhà nước, của nhân dân đối với các ĐB dân cử, như vậy mới thu hút được nhân tài.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết hiện nay trong thang bảng lương và danh mục vị trí việc làm chưa có chức danh đại biểu chuyên trách của các ban của HĐND.

Hà Nội đã tổ chức thí điểm và hưởng phụ cấp 0,6, bằng phụ cấp của trưởng phòng cấp sở và TP.HCM hiện nay cũng hưởng phụ cấp 0,6.

Như vậy, phụ cấp của đại biểu chuyên trách các ban của HĐND không thể cao hơn hoặc bằng với phụ cấp của phó ban HĐND.

Ông Tân cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu ý kiến đại biểu để làm đồng bộ, tức là phụ cấp này không cao hơn hoặc bằng với phó ban của HĐND. Ngoài ra, dự thảo nghị quyết cũng đã giao Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với đại biểu chuyên trách.

Trần Thường

Một ủy viên Bộ Chính trị và hai ủy viên Trung ương làm Phó Chủ tịch Quốc hội

Một ủy viên Bộ Chính trị và hai ủy viên Trung ương làm Phó Chủ tịch Quốc hội

Sáng nay (1/4), Quốc hội bầu 3 Phó Chủ tịch Quốc hội mới gồm các ông Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải.