“EU nên củng cố trọng tâm chiến lược, hiện diện và hành động ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương…trên cơ sở thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, quyền con người và luật pháp quốc tế. Dĩ nhiên, kế hoạch này không có mục đích ‘đối đầu với Trung Quốc’”, hãng tin Reuters dẫn thông cáo được ngoại trưởng nhiều nước thành viên EU nêu rõ.
Tàu đổ bộ Tonnere và khu trục hạm Surcouf của Pháp trên đường tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ảnh: Navalnews |
Theo các ngoại trưởng, bản kế hoạch dài 10 trang trên sẽ được tiếp nối bởi một chiến lược có nội dung chi tiết hơn dự kiến công bố vào tháng Chín tới, và các nước thành viên EU sẽ tìm kiếm sự hợp tác với “các đối tác chung chí hướng” để duy trì các quyền cơ bản trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Dù không trực tiếp nhắc tới Trung Quốc, nhưng theo hãng tin Reuters, thông cáo được EU đưa ra hôm 19/4 có ý ủng hộ cách tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden, trong bối cảnh Bắc Kinh đang theo đuổi công cuộc hiện đại hóa công nghệ cũng như quân sự, từ đó tạo ra những mối đe dọa nhằm vào các nước phương Tây.
“Các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương muốn EU hoạt động tích cực tại đây, nhằm giữ việc giao thương luôn mở cửa, và đảm bảo rằng họ sẽ không phải chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc, khi các mối quan hệ đang chuyển sang thế đối đầu”, thông cáo của EU nêu rõ.
“EU sẽ phát triển hơn nữa quan hệ đối tác và tăng cường hiệp đồng với những nước có ‘chung chí hướng’ và các tổ chức có liên quan trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Trong đó có việc phản ứng với những thách thức đối với an ninh quốc tế, bao gồm an ninh hàng hải”, thông cáo cho biết thêm.
Tuấn Trần
EU trừng phạt 10 quan chức, 2 công ty Myanmar
Liên minh châu Âu (EU) hôm 19/4 đã thông qua một loạt biện trừng phạt mới đối với 10 cá nhân và 2 công ty do quân đội Myanmar kiểm soát.
Mỹ-EU ra tuyên bố chung về Nga và Trung Quốc
Tuyên bố chung của Mỹ và EU nêu rõ, hai bên đồng ý khởi động đối thoại song phương về vấn đề Trung Quốc, cũng như giải quyết những vấn đề thách thức từ Nga.