Sau những biến cố trong lĩnh vực ngân hàng, không ít đại gia mới xuất hiện và vẫn còn không ít sóng gió quanh chiếc ghế nóng lãnh đạo các ngân hàng. Có những nơi các nhóm cổ đông ồn ào tranh chấp 1 ghế lãnh đạo như ACB, có chỗ ghế trống đã lâu những tiếp tục âm thầm chờ đợi như BIDV.

Các ông chủ

Hàng loạt biến động ngầm dữ dội đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là những sự kiện bất ngờ, những thương vụ lớn hoặc những thay đổi về lãnh đạo cấp cao.

Bất ngờ gần đây nhất có lẽ là thương vụ Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM - HDBank (HDB) thần tốc thâu tóm Ngân hàng PGBank, chỉ khoảng 1 ngày sau khi Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) thông báo cổ đông chấm dứt sáp nhập PGBank để “tập trung nguồn lực phát triển”.

HDBank của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo ngay lập tức thông qua kế hoạch sáp nhập PGBank sau 3 năm ngân hàng này không thể “về với” Vietinbank. Với thương vụ này, HDBank đã trở thành 1 hiện tượng hiếm có trên thị trường với việc sáp nhập liên tiếp 2 ngân hàng. 

{keywords}
 

Cuối năm 2013, DaiABank hủy đăng ký 310 triệu cổ phiếu trên VSD và xóa tên để sáp nhập vào HDBank. Thương vụ hoàn thành trong hơn nửa năm, sau khi HDBank cho biết chủ trương hợp nhất/sáp nhập HDBank - DaiABank được NHNN đồng ý.

Trong năm 2017, giới đầu tư bất ngờ chứng kiến Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) đưa 500 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên sàn Upcom với mã BAB với vốn hóa đạt 10 ngàn tỷ đồng.

Cũng giống như bà Nguyễn Thị Phương Thảo ở HDBank, bà Thái Hương không ở vị trí lãnh đạo cao nhất nhưng được xem là người đứng sau lèo lái BacABank trong nhiều năm qua. Trước đó, bà Thái Hương (Phó chủ tịch kiêm TGĐ) được biết đến là cổ đông lớn tại BacABank. Bà Thái Hương đã thoát vượt rào sở hữu, xuống mức cho phép, nhờ ngân hàng tăng vốn.

Gần đây, bà Thái Hương quyết chọn ngân hàng trước khi Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực, yêu cầu chủ tịch, tổng giám đốc ở ngân hàng không được đồng thời là chủ tịch, tổng giám đốc ở doanh nghiệp khác.

Ông Dương Công Minh Him Lam, ông Đỗ Minh Phú Doji và Hồ Hùng Anh Masan cũng đã trở thành những cái tên nổi bật sau khi quyết định chọn ngân hàng, thay vì đứng đầu tập đoàn tư nhân lớn.

Ông Dương Công Minh xuất hiện như một ngôi sao sáng sau khi nhậm chức Chủ tịch Sacombank. Ông Hồ Hùng Anh đã từ nhiệm phó chủ tịch Masan để tập trung cho vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Trước đó, giữa năm 2017, sau một thời gian dài kín tiếng, đại gia Ngô Chí Dũng cũng đã xuất hiện và lọt top những người giàu nhất trên TTCK, vượt một loạt đại gia như ông Nguyễn Duy Hưng hay bà Nguyễn Thị Như Loan nhà Cường Đôla,... sau khi cổ phiếu VPBank lên sàn.

Sóng ngầm chưa dứt

Tại ACB, ông Trần Hùng Huy tiếp tục giữ được vị trí chủ tịch HĐQT cho nhiệm kỳ mới 2018-2023. Mặc dù ông Trần Mộng Hùng (bố ông Trần Hùng Huy) rút khỏi HĐQT nhưng nhìn về tổng thể, gia đình ông Trần Mộng Hùng vẫn giữ được vị thế và sự tin tưởng lớn tại ngân hàng ACB.

Trong năm 2017, ông Trần Hùng Huy là người được tất cả các thành viên HĐQT vắng mặt trong các cuộc họp ủy quyền. 

{keywords}
Vợ chồng bầu Kiên đang muốn quay trở lại ACB

Tuy nhiên, sau 5 năm có vẻ yên ả sau “sự cố Bầu Kiên” (năm 2012) cùng với dàn lãnh đạo gồm ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), ông Lý Xuân Hải,... vướng vòng lao lý, sự xuất hiện trở lại của nhóm cổ đông Bầu Kiên nắm giữ hơn 10% đã tạo ra một cơn sóng ngầm tại ACB.

Tại ĐHCĐ tổ chức ngày 19/4, ông Nguyễn Duy Hưng, ứng viên thứ 11 do nhóm cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phần đề cử để vào chức danh thành viên HĐQT ACB, đã không cơ quan quản lý chấp thuận. Tuy nhiên, đây là một tín hiệu khiến nhiều người lo ngại về sự yên bình của ACB.

Giới đầu tư cũng lo lắng về tình trạng tại Ngân hàng BIDV sau khi đại hội cổ đông 2018 tiếp tục chưa thể thông qua được vị trí lãnh đạo cao nhất. Chiếc ghế chủ tịch tiếp tục bỏ trống sau khoảng 1 năm rưỡi kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu. Ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT BIDV, được HĐQT bầu phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT

Trước ĐHCĐ 2018, ông Phạm Quang Tùng, một nhân vật từng công tác lâu năm tại BIDV và nguyên là chủ tịch Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã được bầu bổ sung vào HĐQT. 

Tuy nhiên, ĐHCĐ chốt lại vẫn chưa có quyết định lựa chọn được chủ tịch mới. Giới đầu tư vẫn chờ đợi một người lèo lái con thuyền BIDV và đặt câu hỏi có con sóng ngầm nào đang diễn ra tại ngân hàng này?

Phương án tăng vốn 28% trong năm 2018 trong đó có phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài hơn 600 triệu cổ phiếu cũng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Hiện BIDV có 2 đại diện vốn nhà nước, mỗi người đại diện 30% vốn. Còn 40% vốn nữa nhà nước chưa có đại diện.

Tại Eximbank, giới đầu tư cũng chứng kiến một cơn sóng ngầm với sự sa sút khó tin của ngân hàng này trong vài năm gần đây. Cổ phiếu Eximbank mới chỉ được ra khỏi diện cảnh báo hồi đầu tháng 4.

Tại ĐHCĐ Eximbank dự kiến diễn ra ngày 27/4 tới, một trong những vấn đề nóng phải quyết định là nhân sự. Eximbank phải chọn thêm 2 thành viên HĐQT. Nhân sự cao cấp là vấn đề nóng và chưa thực sự được giải quyết tại ngân hàng này từ 2015 tới nay. Trong nhiều ĐHCĐ vừa qua, Eximbank không tìm được sự đồng thuận của cổ đông trong vấn đề lựa chọn người vào HĐQT, bởi người của nhóm cổ đông lớn không được ứng cử vào HĐQT.

Gần đây, Eximbank còn liên tiếp gặp sự cố rủi ro liên quan đến tiền gửi của khách hàng với giá trị lớn và phải chờ sự phán quyết của tòa.

M. Hà

Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động

Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh lãi suất huy động

Sau khi tăng lãi suất huy động trước và sau Tết Nguyên đán để thu hút tiền nhàn rỗi, trong tháng 4, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất khi đảm bảo thanh khoản ổn định.

Điều tra ‘đường đi’ số tiền 200 tỷ từ Ngân hàng Đông Á đến Vũ ‘nhôm’

Điều tra ‘đường đi’ số tiền 200 tỷ từ Ngân hàng Đông Á đến Vũ ‘nhôm’

Hành vi vi phạm của ông Trần Phương Bình là nguyên nhân dẫn đến việc Ngân hàng Đông Á lỗ lũy kế 31.000 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu hơn 25.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2015

Bỏ ngân hàng mở ảnh viện, 1 năm lỗ 2 tỷ: Phá sản lại đi làm thuê

Bỏ ngân hàng mở ảnh viện, 1 năm lỗ 2 tỷ: Phá sản lại đi làm thuê

Đang làm cho một ngân hàng với mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng, anh Lân quyết định nghỉ việc để kinh doanh ảnh viện áo cưới. Thế nhưng, sau gần một năm, anh lỗ gần 3 tỷ đồng.

Mất hàng chục tỷ đồng vì bẫy 'ngân hàng đáo hạn'

Mất hàng chục tỷ đồng vì bẫy 'ngân hàng đáo hạn'

Hàng chục hộ dân tại Đắk Lắk đã bị mất tổng cộng hơn 24 tỷ đồng sau khi sập bẫy 'ngân hàng đáo hạn' - một hình thức lừa đảo mới, rất tinh vi và khiến nhiều người không cảnh giác.