Trang Defence Connect dẫn lời Ben Scott, Giám đốc Dự án An ninh và Trật tự dựa trên Luật pháp thuộc Viện Lowy (Australia) đánh giá cuộc gặp báo hiệu một sự hiệu chỉnh chính sách của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc.

{keywords}
Hội nghị giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Chuyên gia này cho rằng, Washington đã thay đổi trọng tâm từ cạnh tranh "Cường quốc lớn" sang cạnh tranh "chiến lược" nhằm thiết lập "các hàng rào an toàn". Ông dẫn chứng bài phát biểu mới đây của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, trong đó kêu gọi sự cạnh tranh "hiệu quả và lành mạnh".

"Khi một người thông minh và rành mạch như Sullivan sử dụng ngôn ngữ không rõ ràng như vậy, nó đặt ra một bài toán chính sách thực sự hóc búa", ông Scott viết trong bài báo đăng trên tạp chí Tài chính Australia. "Một mặt, Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế, quân sự. Mặt khác, Mỹ cần hợp tác với Trung Quốc về một loạt vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu".

Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng có "rất ít bằng chứng" Trung Quốc cũng đang tìm kiếm "các hàng rào an toàn". Chủ tịch Tập Cận Bình đã từ chối lời mời gặp gỡ trực tiếp nhà lãnh đạo Mỹ, và chỉ đồng ý gặp trực tuyến sau khi Washington "thể hiện sẵn sàng thỏa hiệp" thông qua thỏa thuận trả tự do cho Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.

"Bắc Kinh có thể coi việc Washington tìm kiếm sự ổn định là dấu hiệu của yếu kém, và họ có thể nghi ngờ "các hàng rào an toàn" chỉ là cách để duy trì 'nguyên trạng' mà Mỹ đang thống trị", ông Scott bình luận thêm.

"Theo quan điểm của Bắc Kinh, hoàn toàn hợp lý khi chính quyền Biden rốt cuộc cũng nhận ra cần phải hợp tác với cường quốc mới nổi. Các Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama đều từng cam kết sẽ cứng rắn với Trung Quốc trước khi có những nhận thức tương tự trong lúc họ cầm quyền".

Theo chuyên gia này, chính quyền Tổng thống Biden nên cân nhắc kỹ lưỡng các kế hoạch cạnh tranh và hợp tác với Bắc Kinh, đồng thời tránh kết hợp giữa hợp tác về các vấn đề quốc tế và quan hệ song phương. Cùng với đó, Mỹ phải ủng hộ “cạnh tranh có trách nhiệm” mà không tỏ dấu hiệu yếu kém.

Đọc bình luận quốc tế trên VietNamNet 

Thanh Hảo

Sau hội đàm Joe Biden - Tập Cận Bình, thương chiến hai nước sẽ ra sao?

Sau hội đàm Joe Biden - Tập Cận Bình, thương chiến hai nước sẽ ra sao?

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến hiếm hoi giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai nước nhưng không đạt tiến bộ trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại song phương.