Trong phần 2, GS Siracusa đưa ra quan điểm phê phán tương đối mạnh mẽ những chính sách mà Mỹ đã và đang thực thi trên toàn cầu – đặc biệt là mối nguy về “chính trị sợ hãi”.

June 5 Screenshot from Image Compressor.png
GS. Siracusa trên kênh truyền hình 9Now của Úc; Nguồn: 9Now

Theo quan điểm của ông, Mỹ có sự thất bại lớn trong chính sách đối ngoại, không chỉ trong 5 đến 10 năm qua, mà còn từ trước đó? Điều này đã diễn ra thế nào, và tại sao không?

Tôi nghĩ rất quan trọng để nhắc đến một sai lầm lớn trong cách tiếp cận của Mỹ, là nước Mỹ luôn cần một “kẻ khác”, một kẻ thù nào đó từ bên ngoài như một cách để thống nhất xã hội Mỹ. 

Bạn nên nhớ rằng kể từ năm 1778, khi Mỹ ký một hiệp ước an ninh với Pháp, và sau đó vào năm 1780 khi họ hủy bỏ hiệp ước, Mỹ đã không ký một hiệp ước hòa bình nào khác cho đến hiệp ước NATO năm 1949. Đây là vì, như George Washington đã nói, “chúng ta sẽ không bị kéo vào liên minh của những người khác”. Trước đây, Mỹ chỉ tham gia ở mức mà họ không bị lôi kéo vào các liên minh lớn nào của thế giới.

Rồi Mỹ bắt đầu phải đối phó với những rắc rối mới trong một thế giới bất ổn hơn, kể từ thế kỷ 20 trở đi. Trong Thế chiến thứ Nhất, Mỹ tưởng tượng rằng tương lai của họ gắn liền với việc đánh bại Đức. Họ thậm chí không cần phải tham chiến lần đó. Và sau đó với Đức Quốc xã, chúng tôi (Mỹ) không tham chiến cho đến tận sau này, phải không? 

Bởi vì Đức Quốc xã chưa phải là mối đe dọa chết chóc. Chúng tôi chỉ tham gia sau khi bị Đế quốc Nhật Bản tấn công. Sau đó, chúng ta có Chiến tranh Lạnh, đây chủ yếu là một cuộc chạy đua vũ trang và từ đó chúng ta có cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân với mối đe doạ phá hủy thế giới. Sau đó, Ronald Reagan xuất hiện, và ông ấy đã chấm dứt cuộc đua này. Đó là kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Từ tất cả điều này, chính sách đối ngoại Mỹ, trung thực mà nói, là dựa trên nỗi sợ hãi. Và như bạn biết đấy, Mỹ phải tạo ra một 'kẻ khác', một mối đe dọa. Trong năm 1914-1917, đó là chủ nghĩa quân phiệt đến từ Đức, sau đó là Đức Quốc xã, và nhiều năm gần đây là khủng bố. Nó cứ tiếp diễn mãi. Tôi nghĩ đó không chỉ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc, mà còn là một thảm họa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi ước tính rằng thông qua chất độc màu da cam và ném bom, chúng tôi đã làm chết hai triệu người Việt Nam mà chưa bao giờ xin lỗi các bạn. Chúng tôi chỉ phá hủy đất nước này, bị đánh bại và trở về nhà, và sau đó không nói về thất bại của chúng tôi trong 20 năm. 

Mỹ đã thiêu rụi 67 thành phố Nhật Bản trong Thế chiến 2. Chúng tôi đã oanh tạc để phá hủy 167 thành phố Đức. Và chúng tôi không quan tâm đến bất kỳ ai đang ẩn náu phía sau lá chắn con người; đó là cách người Mỹ tham chiến. 

Và tôi nói điều này, một điều tôi đã học từ John Fairbank tại Harvard. “Chúng tôi đến Việt Nam hoàn toàn mù quáng về văn hóa. Đó là câu nói lớn của tôi, đã trở nên nổi tiếng. Chúng tôi không hiểu về Phật giáo, các giá trị, ẩm thực, gì cả. Chúng tôi không hiểu bất cứ điều gì về nơi đó. Và chúng tôi rời khỏi Việt Nam, và vẫn không biết gì về nơi đó”. Vì vậy, John Fairbank nói, Mỹ đã không có nhận thức về sự thiếu hiểu biết của mình.

Tôi thấy rất khó để đổ lỗi cho những bên mà Mỹ coi là kẻ thù, ngay từ ban đầu ở những nơi mà chúng tôi không thuộc về. Không có lý do nào trên thế giới để chúng tôi nên ở những nơi đó. Nhưng chúng tôi vẫn ở đó. Tôi muốn biết, tại sao chúng tôi muốn chiến đấu? Và có rất nhiều người Mỹ hiểu rằng đây là một sai lầm. Nhưng vì cơn sốt Chiến tranh Lạnh, nó dường như vượt qua lý trí. Đúng vậy, không hợp lý vào thời điểm đó. Đó là chính trị sợ hãi. Và sau đó bạn trộn lẫn chính trị sợ hãi với chính trị ngu dốt và tham lam, tức là tổ hợp quân sự - công nghiệp luôn thổi bùng những ngọn lửa này, chỉ vì nó kiếm được nhiều tiền hơn và đem lại nhiều ảnh hưởng hơn. 

Có những người khi đến Quốc hội không có tiền, và giờ họ trị giá 300 triệu USD. Chúng tôi có vấn đề tham nhũng và rất nhiều người Mỹ biết điều đó, nhưng họ không biết cách để giải quyết vấn đề này. Và đấy là vấn đề lớn nhất trong nền chính trị Mỹ ngày nay, một vấn đề đã gây nên hậu quả ở trên khắp thế giới.

Screenshot 2024 06 05 at 12.00.10.png
GS. Siracusa tin rằng chính trị lợi ích nhóm thúc đẩy chính sách ngoại giao của Mỹ

Vậy, theo ông, động lực chính của Washington để châm ngòi các cuộc chiến đến từ chính trị nội bộ và lợi ích nhóm – thay vì quan tâm thực sự đến an ninh toàn cầu?

Theo tôi, chúng tôi tại Mỹ có những chính trị gia đang kích động chiến tranh ở Washington tại cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, và đây là một trong số ít vấn đề họ có thể đồng ý với nhau. Ví dụ rõ ràng nhất bây giờ, có lẽ là họ tin rằng mọi nguồn tin đến từ Trung Quốc và Nga đều là tin giả, hay là hai quốc gia này đang lan tràn tin giả vào Mỹ.  Họ nghĩ rằng người Mỹ đủ ngốc nghếch để tin những lời lẽ của họ về mối đe doạ này. 

Vì vậy, bây giờ bạn đang thấy Washington liên tục gieo rắc nỗi sợ hãi đối với người dân. Điều này rất tốt cho các nhà vận động hành lang, vì như vậy họ sẽ kiếm được tiền. Có lẽ ở Việt Nam bạn không biết điều này, nhưng rất nhiều chính trị gia tại Mỹ có dính dáng với nền công nghiệp quân sự trị giá hàng trăm tỷ USD của Mỹ. 

Những chính trị gia đã đến Washington dựa trên một câu chuyện về nguồn gốc khiêm nhường, nói rằng “tôi đã lớn lên trong hoàn cảnh nghèo đói ở Mỹ” là một câu chuyện ngày nay khó ai có thể tin nổi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Washington hiện nay đang phải đối mặt với một vấn đề trầm trọng, do không có giới hạn nào đối với số tiền các nhà vận động hành lang có thể mang lại cho các chính trị gia.

Screenshot 2024 06 05 at 12.08.15 min.png
Hạ nghị sĩ Nancy Pelosi phát biểu tại Hạ viện Mỹ, tháng 11/2022; Nguồn: NPR

Ông có thể chia sẻ thêm quan điểm của mình đối với mục đích của những nhà chính trị gia tại Washington? Theo ông, nó bắt nguồn từ đâu, và đã dẫn đến những hậu quả nào đối với thế giới?

Nhiều quyết định của Mỹ đều bắt nguồn từ mong muốn của tầng lớp chính trị để đạt được mục đích gì đó. Có thể là để thăng chức, để kiếm tiền, hay để mở rộng vùng ảnh hưởng của Mỹ - nhưng rất hiếm khi những nhà lãnh đạo tại Washington quan tâm đến việc bảo vệ an ninh thế giới khi họ muốn kích động một cuộc chiến khác. 

Tôi phải nói thật với bạn là người dân Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh. Chúng tôi đã kiệt sức sau khi phản chiến tại Việt Nam, sau đó kiệt sức từ hai cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Tiếp đó, chúng tôi đã phải chịu đựng cuộc chiến chống khủng bố, và đó là một thảm hoạ kéo dài hơn 20 năm nay. Và bạn có thể thấy sự chán nàn của người Mỹ đối với tầng lớp chính trị sau khi Afghanistan bị chiếm bởi chính quyền Taliban, khiến cho hàng nghìn người chết trong cuộc sơ tán cuối năm 2021. Chúng tôi để để lại hơn 20 triệu phụ nữ sau khi dạy họ để trở thành các bác sĩ, công an, hay luật sư dưới một xã hội công bằng hơn – nhưng giờ chúng tôi không làm gì khi họ phải sống dưới Taliban. Vì vậy, bạn có thể thấy rằng những cam kết Mỹ đưa ra nhằm kết thúc các cuộc chiến này dường như không bao giờ nghiêm túc.

Ý tôi là, họ liên tục có cuộc chiến mới; họ có thể trở thành chuyên gia về vấn đề này. Họ làm vậy để đảm bảo người dân Mỹ tiếp tục đóng góp một phần tư thu nhập của họ cho việc tài trợ các cuộc chiến trên khắp thế giới. Người Mỹ sẽ không sẵn sàng trả thuế cao để phục vụ cho những mục đích vô ích đối với họ. Vì vậy, tầng lớp chính trị luôn đi vòng quanh xã hội Mỹ, tuyên truyền với người dân là mọi thứ họ đang làm là để bảo vệ người Mỹ, bảo vệ lợi ích của Mỹ. 

Nhưng thực chất, chúng ta sẽ không thấy hạm đội tàu chiến Trung Quốc nào đến từ chân trời, và sẽ không có xe tăng Nga nào xuất hiện tại New York hay New Jersey. Điều đó sẽ không xảy ra; tất cả điều này chỉ là để gieo rắc nỗi sợ hãi vào người dân.

 

Screenshot June 5 from imagecompressor.png
Cảnh tượng hỗn loạn tại sân bay Kabul vào tháng 8/2021; Nguồn: Mel Gurtov

Cách tầng lớp chính trị tại Mỹ mô tả các mối đe doạ hiện nay đã có ảnh hưởng như nào đối với cách người dân Mỹ và thế giới nhìn nhận, đặc biệt là với quyền lực văn hoá và truyền thông của Mỹ?

Như tôi vừa nói, hầu hết các mối đe doạ Washington đang đề cập tới hiện nay chủ yếu là để đạt được mục tiêu gì đó trong nước, thay vì thật sự giải thích rằng tại sao các bên khác có thể đe doạ xã hội Mỹ như nào. Việc đưa ra các mối đe doạ này và thuyết phục được người dân Mỹ để tin vào đó sẽ rất hữu ích cho khả năng nắm quyền của họ. Một Thượng nghị sĩ Mỹ đại diện cho một tiểu bang đã mất đi nhiều việc làm do hàng hoá của Trung Quốc có thể lấy được nhiều phiếu bầu hơn nếu nói rằng, “chúng ta sẽ hung hăng hơn với Bắc Kinh” và từ đó tái cử thành công. 

Những người dân Mỹ, đặc biệt người đã mất việc làm khi các cơ sở sản xuất chuyển từ Mỹ sang các quốc gia rẻ hơn, sẽ rất dễ để thuyết phục và có được sự ủng hộ của họ để chống lại Trung Quốc.

Mỹ cũng có thể bày ra những câu chuyện về cách Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, và Đảng Dân chủ có thể nói rằng chính Nga giúp Donald Trump thắng cử Tổng thống, để thuyết phục cử tri rằng các hành động chống lại Nga đều là vì lợi ích của họ. 

Trung Quốc có 17 học giả làm nghiên cứu trong tổ tư vấn chính sách của ông Tập Cận Bình, họ đã đến Melbourne một lần và nhờ tôi phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Họ nói, “ông là người phương Tây, chúng tôi muốn nghe xem có những vấn đề gì trong cách tiếp cận ngoại giao của chúng tôi”. 

Tôi nói, không có gì sai với chính sách đối ngoại Trung Quốc; nó chỉ đôi khi hơi nặng tay đối với các quốc gia láng giềng. Họ là một cường quốc, họ có nhiều ảnh hưởng trong chính trị,  và vì họ đang bắt đầu cư xử như một cường quốc. Mỹ nói về Trung Quốc như họ là mối đe dọa lớn tiếp theo. 

Cảm ơn ông đã dành thời gian để chia sẻ quan điểm của mình!