W-Rằm tháng 7 (6).jpg

Trước Rằm tháng 7 một ngày, người dân phố cổ Hà Nội bày mâm cúng chúng sinh ra vỉa hè làm lễ. Mâm cúng đơn giản bao gồm quần áo, gạo muối, hoa quả, bim bim, bỏng, oản... Theo quan điểm của những tiểu thương này, ngoài việc cúng tại gia, họ còn cúng tại cửa hàng để bày tỏ lòng thành kính và mong một năm tốt lành.

W-Rằm tháng 7 (8).jpg

Hình ảnh tại một hộ kinh doanh nằm trên phố Hàng Ngang. Chủ hộ cho biết, mâm cúng và đồ vàng mã được chuẩn bị từ chiều hôm trước. Các gia đình chọn cúng sớm bởi quan niệm đến chiều 15/7 (âm lịch) thì cửa âm đóng, các vong linh đã về hết.

W-Rằm tháng 7 (9).jpg

Anna (du khách) cho biết: "Tôi đi bộ từ chợ Đồng Xuân đến đây, chừng 1km thấy khoảng chục gia đình đang đốt tiền giấy. Tôi đoán đây là một ngày quan trọng trong văn hóa của người Việt, cảm thấy khá lạ mắt".

W-Rằm tháng 7 (4).jpg

Anh Hà Mạnh Long (phố Tạ Hiện) ngồi trước cửa nhà để đốt vàng mã sau khi hoàn tất việc cúng bái. Anh Long cho biết, gia đình anh có thói quen cúng sớm vào dịp này hàng năm để tránh cập rập.

W-Rằm tháng 7 (5).jpg

Ngay cạnh đó, người hàng xóm của anh Long cũng vừa đi chợ về để chuẩn bị mâm cúng cho buổi chiều nay.

W-Rằm tháng 7 (10).jpg

Để tránh khói làm ảnh hưởng tới người đi đường, nhiều gia đình cẩn thận bóc tách những xấp tiền âm phủ trước khi cho vào đốt. Sau nghi thức hóa vàng mã, rượu nếp được tưới lên phần tro. Gạo muối được rắc ra đường để khao đãi chúng sinh, xua đuổi những điều xúi quẩy.

W-Rằm tháng 7 (11).jpg

Một gia đình trên phố Hàng Bông đầu tư 600.000 đồng mua một chiếc lồng máy giặt đã hỏng để làm lò đốt vàng mã. Nữ gia chủ cho biết, làm vậy sẽ không bị khói, đồ cúng cháy nhanh, phần tro không bị gió thổi bay ra đường.

W-Rằm tháng 7 (3).jpg

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người rải vàng mã ra vỉa hè để đốt trong khi xung quanh xe cộ đi lại nườm nượp.