Đến nay, ông Kim Jong Un vẫn chưa đưa ra phát biểu nào về Tổng thống đắc cử của Mỹ, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chúc mừng hôm 24/11.

{keywords}
Ông Joe Biden và ông Kim Jong Un

Dù sự im lặng của nhà lãnh đạo Triều Tiên là điều bình thường nhưng giới quan sát vẫn theo dõi các động thái từ Bình Nhưỡng, vì ông Kim từng có các cuộc gặp mang tính lịch sử với Tổng thống Donald Trump, phá vỡ khuôn mẫu quan hệ giữa hai quốc gia đối thủ lâu năm.

Quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ giờ đang trên đà quay lại những ngày tồi tệ của thời chính quyền Barrack Obama, khi Washington triển khai chính sách "kiên nhẫn chiến lược", không nhượng bộ trước những hành động được cho là khiêu khích từ phía Bình Nhưỡng.

Theo hãng thông tấn Bloomberg, đối với Triều Tiên, chính sách của Mỹ dường như không tạo ra quá nhiều khác biệt. Dưới thời ông Obama và cả ông Trump, chính quyền ông Kim Jong Un vẫn gia tăng năng lực vũ khí hạt nhân dù đối đầu với cấm vận khắt khe hơn.

"Dù Tổng thống Mỹ là ai, Triều Tiên vẫn khó thay đổi hành xử của mình hoặc chuyển hướng chiến lược với Mỹ", Bloomberg dẫn lời Soo Kim, một chuyên gia phân tích chính sách của Tập đoàn Rand và từng làm việc cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). "Vũ khí hạt nhân sẽ là quân bài mà ông Kim Jong Un tiếp tục xây dựng và khai thác. Chiến lược này đã tỏ ra rất hiệu quả trong nhiều thập niên. Vậy cớ sao giờ đây lại phải thay đổi những gì đang phát huy tác dụng?".

Bloomberg chỉ ra rằng, Triều Tiên đã "sát hạch" Tổng thống Obama bằng vụ phóng một tên lửa tầm xa và một thiết bị hạt nhân chỉ ít tháng sau khi ông lên nắm quyền năm 2009. Tổng thống Trump cũng được "chào đón" vào Nhà Trắng bằng một loạt vụ thử tên lửa đạn đạo, đỉnh điểm là vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào tháng 11/2017 mà có thể phóng đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ.

Theo Bloomberg, lần này, nhiều khả năng Triều TIên sẽ thử một ICBM khác. Đó có thể bao gồm một tên lửa mới mà Triều Tiên đã "khoe" trong một cuộc duyệt binh hồi tháng 10, được thiết kế mang nhiều đầu đạn hạt nhân. Đầu tháng này, Lầu Năm Góc cho biết họ đã đánh chặn một ICBM giả, mô phỏng tên lửa do Triều Tiên phát triển.

"Họ cần thử nghiệm ICBM mới để chứng tỏ nó đáng tin trong mắt đối thủ, và nhiều khả năng họ sẽ làm như vậy khi sẵn sàng. Triều Tiên chỉ cần các ICBM của mình đủ chính xác để răn đe Mỹ", Bloomberg dẫn lời Melissa Hanham, Phó giám đốc Mạng lưới hạt nhân mở, nhận định.

Triều Tiên vẫn coi vũ khí hạt nhân như tấm ô che chắn trước một cuộc tấn công của Mỹ, và tuyên bố sẽ duy trì lá chắn này bằng mọi giá. Chủ tịch Kim Jong Un nhiều lần bác bỏ kêu gọi của chính quyền Trump về sự giải giáp hạt nhân "hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược" trước khi có thể nhận được bất kỳ sự đổi chác nào.

Chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden đã báo hiệu sẽ có nhiều khoảng trống hơn cho đàm phán. Theo Bloomberg, chính trị gia Dân chủ Mỹ nêu trong một tài liệu chính sách rằng ông muốn "bắt đầu" một chiến dịch với các đồng minh của Mỹ cùng các nước khác về vấn đề phi hạt nhân hóa. Tại cuộc tranh luận thứ hai hồi tháng 10, ông Biden cho biết sẽ gặp gỡ ông Kim Jong Un, nếu Chủ tịch Triều Tiên có những bước đi giảm bớt kho vũ khí hạt nhân.

Gương mặt được ông Biden lựa chọn vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, mô tả chính sách ngoại giao cá nhân của ông Trump là sự thất bại. Ông ủng hộ một cách tiếp cận đa phương trong nỗ lực giải giáp hạt nhân theo từng giai đoạn.

Trong một bài báo hồi năm 2017 mà New York Times đăng tải, Blinken ủng hộ thỏa thuận đàm phán với Triều Tiên mà "trước tiên đóng băng, sau đó là đẩy lùi chương trình hạt nhân, với các thanh sát viên giám sát kỹ lưỡng việc tuân thủ" trước khi đạt được thỏa thuận toàn diện hơn.

Bloomberg cho rằng, Chủ tịch Kim Jong Un có thể sẽ cung cấp manh mối về cách ông tiếp cận chính quyền Biden trong bài phát biểu đầu năm mới 2021.

Triều Tiên được cho là sẽ tổ chức đại hội đảng vào cùng khoảng thời gian ông Biden nhậm chức, nhằm vạch ra kế hoạch 5 năm tiếp theo về kinh tế, giữa lúc đối mặt với rất nhiều khó khăn do hai thập niên cấm vận cộng với tác động của đại dịch Covid-19 và một loạt trận thiên tai.

Thanh Hảo

Vì sao Kim Jong Un sớm ban lệnh huấn luyện mới cho lực lượng chiến lược?

Vì sao Kim Jong Un sớm ban lệnh huấn luyện mới cho lực lượng chiến lược?

Chủ tịch Kim Jong Un vừa ban hành mệnh lệnh huấn luyện mới cho toàn bộ lực lượng vũ trang Triều Tiên, yêu cầu họ hoàn tất chuẩn bị cho chiến tranh, với trọng tâm đặt vào các lực lượng chiến lược của đất nước.

Di sản khó đảo ngược của ông Trump

Di sản khó đảo ngược của ông Trump

Khi thắng cử năm 2016,  Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt trọng tâm hành động vào vấn đề nhập cư và trong 4 năm cầm quyền, ông đã tạo ra những thay đổi lớn về hệ thống tị nạn.