Hàng chục nghìn người nước
ngoài đang chạy khỏi Libya sau các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và phong
trào biểu tình làm hàng trăm người thiệt mạng.
TIN LIÊN
QUAN:
Biểu tình dậy sóng Libya, Gaddafi "quyết tử"
Bất ổn Libya thêm dữ dội, hàng trăm
người chết
Libya "nguy cơ nội chiến"
Thêm máu đổ ở Trung Đông và Bắc
Phi
Trung Đông "sốt" biểu tình, có thêm
người chết
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Người Ai Cập
tháo chạy khỏi Libya qua biên giới. Họ nói rằng khoảng 2.000 người đã chết trong
tay lực lượng an ninh ở Benghazi. (Ảnh: Reuters)
Tình hình ở sân bay Tripoli được miêu
tả là "cực kỳ hỗn loạn" khi người nước ngoài thuộc đủ các quốc tịch tìm mọi cách
thoát thân.
Các thông tin cho biết, ở
Tripoli, xác người nằm la liệt trên đường phố khi các máy bay ném bom bắn thẳng
vào dân thường. Ít nhất 450 người được cho là đã thiệt mạng ở thủ đô Libya trong
khi thông tin chưa được xác nhận nói 2.000 người bỏ mạng ở Benghazi, thành phố
lớn thứ 2 của Libya.
Các băng nhóm lính đánh thuê nước ngoài càng dấy lên
tâm trạng khiếp đảm và các bác sĩ nói thi thể các nạn nhân chồng đống tại các
bệnh viện vốn dĩ đã quá tải.
Tuy nhiên, làn sóng phản đối
chính quyền ở Libya không vì thế mà dịu bớt. Người biểu tình với sự hỗ trợ của
hàng chục đơn vị quân đội đào ngũ tuyên bố giành quyền kiểm soát ở phía đông đất
nước. Còn ở phía tây, các nhân chứng nói rằng quân đội đang giao tranh với lực
lượng trung thành với Gaddafi.
Theo giới quan sát, vị Tổng thống cầm
quyền 42 năm ở Libya đã mất đi sự ủng hộ của hầu hết các tầng lớp nhân dân
trong nước. Chính quyền của ông đã chấp nhận rằng, các thành phố phía đông,
trong đó có al-Bayda và Benghazi, những nơi được coi là thành trì kháng chính
phủ, hiện đang nằm trong tay phe đối lập.
Binh sĩ ở Tobruk, thành
phố phía đông Libya, tuyên bố họ không ủng hộ Tổng thống Gaddafi nữa. (Ảnh:
Reuters)
Làn sóng chống chính
phủ ở Libya nổ ra từ ngày 16/2 và nhanh chóng lan tới Tripoli với hàng trăm
người kéo về thủ đô và họ bị lực lượng an ninh thẳng tay trấn áp.
Bất ổn
ở Libya đã khiến hàng loạt các quốc gia tiến hành sơ tán công dân của mình ra
khỏi nước này trong bối cảnh Tổng thống
Muammar Gaddafi thề chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng.
Ai Cập đã gia
tăng quân số ở gần đường biên giới và thiết lập các bệnh viện dã chiến trong khi
hàng nghìn công dân nước này quay về.
Một tàu chiến của Hải quân Hoàng
gia Anh đang trên đường đi cứu 3.500 người Anh mắc kẹt ở Libya. Một máy bay cũng
được điều động tham gia chiến dịch này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi hai phà dân sự
và một tàu quân sự tới Benghazi trong khi Serbia, Nga, Italy, Hà Lan và Pháp
điều máy bay tới Tripoli.
Bất ổn ở Libya, nước đóng góp gần 2% sản lượng dầu
của thế giới, đã khiến giá dầu thô Brent lên trên 108 USD/thùng và khiến Phố
Wall hứng chịu ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 8 do các nhà đầu tư bán hạ cổ
phiếu.
Thanh Hảo (Theo BBC, Mail)