- Đông đảo bạn đọc đã rất lo lắng sau khi đọc bài: “Đập thủy điện sông Tranh 2: Vết nứt có thể rộng thêm” nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.
TIN BÀI KHÁC:
Cần có phương án bảo đảm an toàn người dân phía hạ lưu…
Câu hỏi đầy lo lắng của email lekhanhaglx@yahoo.com.vn: “Đập thủy điện xây dựng với kinh phí đầu tư khổng lồ, đưa vào sử dụng vẫn đang trong thời gian bảo hành thì nay đã xảy ra rò rỉ mà nhà đầu tư cho rằng không ảnh hưởng là sao? Bao nhiệu sinh mạng, tài sản đang sống trong khu vực bắc Trà My - Nếu đập xảy ra sự cố gì thì nhà đầu tư tính sao?”
Email anhdung_1050@yahoo.com cũng chia sẻ nỗi lo lắng: “Hiện TP Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam có hai túi nước khổng lồ ở phía tây có cao trình hơn trăm mét, là hồ chứa nước Phú Ninh & nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 đang bị rò rĩ nước chảy với áp suất mạnh như ta đã thấy, thì cũng là một sự báo động và cần phổ biến cho người dân được biết, để đề phòng đừng để những việc đáng tiếc xảy ra, như kiểu xã lũ đập thủy điện A Vương những năm vừa qua, người dân chả biết mô tê mà đề phòng khi nửa đêm nước đổ về hạ nguồn nên không trở tay kịp.”
Ý kiến của email dungnk@yamaha-motor.com.vn: “Tại sao các nhà quản lý và các chuyên gia lại phải tranh cãi đúng sai ở đây? Mang thiết kế ra kiểm tra với thực tế, mang tiêu chuẩn rò rỉ ra so với thực tế và kết luận, vậy thôi! Cãi nhau kiểu đổ trách nhiệm thế này sẽ đi đến đâu? Trong khi tai họa rình rập .
Email anhduc1952@yahoo.com.vn cho rằng: “Phải coi sinh mạng con người là vô giá . Tốt nhất là: Trong khi chờ đợi những tranh cãi về sự thật và mối nguy từ những vết nứt của thân đập, thì hãy nhanh chóng di dời số dân có khả năng bị đe doạ ở hạ lưu đập đến chỗ ở an toàn trước đã. Về kinh phí di dời ổn định chỗ ở thì chính quyền địa phương buộc Ban quản lý và chủ đập phải ứng tiền ra trước để chính quyền làm ngay việc đó. Mọi tranh cãi và kết luận cũng như xử lý này kia với con đập là việc sẽ tính sau.”
Phụ họa của email songhao499@gmail.com: “Trong khi các chuyên gia đang bàn cãi thì hỡi bà con ở phía hạ lưu, vì tính mạng của mình và người thân hãy sơ tán gấp cho an toàn chứ đừng ngồi chờ đợi!”
Email invent2vn@yahoo.com giục giã: “Hiện tại những người có trách nhiệm về đập thủy điện đang còn tranh cãi, đề nghị sơ tán các hộ dân ở hạ lưu, trước hết là người già, phụ nữ, trẻ em và những người không biết bơi. Cãi nhau gì thì cãi, nhưng đây là hiện tượng không thể chủ quan. Hãy áp dụng chế tài cần thiết đối với mọi cư xử vô trách nhiệm đối với hiện tượng này.”
Bạn đọc là TS.Nguyễn Đình Trung (email nguyendinhtrung1947@yahoo.com) bức xúc: “Ban Quản lý dự án nói rất phản khoa học. Không thể coi thường được, tính mạng và tài sản của hàng vạn con người.”
Email anhkhoi56@gmail.com có vẻ ‘cực đoan’: “Xin đừng tranh cãi nữa. Hãy đưa tất cả gia đình của những người từ chủ đầu tư đến nhà thầu thi công, cả những người thiết kế đập về sống ở hạ lưu thủy điện sông Tranh 2 là xong.”
Xử lý sự cố đập và những người có trách nhiệm
Ý kiến của email huyphuoc_09@yahoo.com.vn: “Đập thấm thành dòng như thế là rất nghiêm trọng, cần đưa lên mức báo động. Tôi nghĩ: Đơn vị thi công đã thi công khe nhiệt không cẩn thận làm một đoạn ô- mê- ga nào đó trong đập không liên kết đúng như thiết kế nên nước thấm và chảy. Ban quản lý đừng tốn tiền, tốn công đục đục nhét nhét như đã làm, chỉ vô ích thôi. Phải tìm biện pháp khác.”
Email hieutvnb@zing.vn viết: “Đánh giá của ông Hồng (Hội đập lớn), nếu việc này là do thi công khớp nối kín nước kém chất lượng là còn… rất may cho xã hội vì nó chưa ảnh hưởng tới an toàn của hồ chứa trong thời gian ngắn, sang mùa khô sang năm sửa chữa mất thêm ít tiền bảo hành là xong.
Nếu hỏng bộ phận kín nước do chuyển vị thân đập thì là họa lớn cho nhân dân phía hạ du, nguy cơ mất an toàn đập chính là rất cao.
Khe nhiệt bố trí trong điều kiện nhiệt cao của miền trung là 30m/ khe thì tại sao hàng vài chục khe theo tuyến đập không đồng loạt phun nước mà chỉ xẩy ra ở một vài chỗ? Tôi thấy vấn đề lớn nhất ở đây là: Tại sao nhà tư vấn lại chọn kết cấu đập bê tông trọng lực tại khu vực địa chất không ổn định, các đới đứt gẫy trong khu vực chỉ cách đầu mối vài chục km? Vấn đề này cần xem xét đúng mức.
Email phuongnam@gmail.com cho rằng: “Có thể nói lý giải của Ban quản lý là ngụy biện vì khi thiết kế các khe nhiệt đều có khớp nối omega bằng thép không rỉ hoặc bằng đồng để đảm bảo co giãn đồng thời không thấm nước. Để xảy ra dòng thấm như vậy chỉ có thể là thi công không đảm bảo chất lượng, việc giám sát khi thi công khe nhiệt này đòi hỏi rất công phu, ở đây bô phận thi công và giám sát không bao quát hết được vì khi thi công khối lượng bêtông lớn như vậy phải chạy theo tiến độ nếu không chất lượng bê tông lại có vấn đề.”
Câu hỏi của email trongthuyk2@yahoo.com.vn: “Chúng tôi là người "ngoại đạo" nên chỉ có thể thắc mắc thôi, nếu sai xin các vị bỏ quá cho: Ông Trần Văn Hải (trưởng ban QLDA) và ông Bùi Trung Dung (Cục phó Cục kiểm định) đều kết luận: Thân đập không có khe nứt, đấy là khe nhiệt! Vậy nước chảy xối xả như suối là qua khe gì? Các ông có đo hay không mà kết luận lưu lượng thấm 30lít/giây? Thậm chí ông Dung còn khẳng định khe nhiệt chỉ dãn ra có 20nm (nano mét)? Quá chính xác! Ông đo như thế nào để trong một buổi khảo sát kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" mà có kết quả đó?”
Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hiền (email ngochien@gmail.com) nêu ý kiến: “Thấy bác Trưởng ban nói là khe thi phải hở, em xin có ngu ý thế này: Qui luật vật lý khi vật liệu co giãn dưới tác dụng của nhiệt độ thì ai cũng hiểu cả, khe nhiệt nhằm khắc phục sự bị phá hoại khi vật liệu giãn nở, tuy nhiên nó không hở toang hoác ra đâu mà mối tiếp giáp này người ta phải xử lý bằng loại vật liệu đàn hồi khi ở trạng thái khe hở nhỏ nhất (giãn nở lớn nhất khi nhiệt lớn) thì 02 khối vật liệu vẫn không bị phá vỡ và ngược lại khi ở trạng thái khe hở lớn nhất (co khi nhiệt nhỏ) thì nước cũng không thể lọt qua được, có như thế mới đảm bảo.”
Theo ý kiến của email namubkt@gmail.com thì: “Những vấn đề rò rỉ là do lỗi kỹ thuật cần phải xem xét ngay và có phương án cứu đập trước, sau đó xử lý những người có trách nhiệm trong chỉ đạo thi công, công trình này càng sớm càng tốt.”
Phân tích của bạn đọc Lê Huy Y (Liên hiệp Khoa học Địa chất và Du lịch
– Tổng hội Địa chất Việt Nam, email lehuyy43@gmail.com): Phân tích tài liệu từ hàng không của Mỹ, chúng tôi thấy: huyện Trà My nằm trọn trong vùng dị thường từ với cường độ rất lớn. Trong bài: “ Dự báo các chấn tâm động đất của Việt Nam” – Báo SGTT 25/3/2011 và nhiều báo khác, chúng tôi đã dự báo nhiều chấn tâm động đất ở Việt Nam, trong đó có chấn tâm động đất trên huyện Trà My, vị trí này rất gần thân đập Sông Tranh 2.
Nhiều bức ảnh chụp vùng sụt đất do động đất đầu năm 2012 của nhiều người cho thấy đây là nham thạch của một họng núi lửa trẻ. Chúng là dăm, cuội dung nham núi lửa bị phong hóa tại chỗ thành sét - kao lanh màu đỏ nâu lẫn nhiều dăm, cuội, đá ong và quặng nhiều thành phần (sắt, titan, ziercon, sulphua đa kim). Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nơi đây chắc chắn là giao điểm của nhiều đứt gẫy kiến tạo. Nếu tìm kỹ, còn tìm thêm được nhiều đứt gẫy nữa tại đây. Khi có sự cựa mình của các khối xâm nhập nông á núi lửa trong lòng đất, các đứt gẫy này là kênh dẫn sóng tốt nhất và động đất xảy ra mạnh nhất tại các đứt gẫy và giao đểm của chúng.
Chúng tôi nghi ngờ là do hiện tượng động đất liên tục vừa qua ở Trà My đã làm om thân đập. Và tại các nơi đập đè lên các đứt gẫy đã phát sinh khe nứt lớn làm nước bị rò rỉ. Có thể nói: đập thủy điện Sông Tranh 2 không an toàn cả về nền móng, thiết kế và xây dựng.”
Ban Bạn đọc
TIN BÀI KHÁC:
Đàn ông tệ thế, yêu làm gì?
Mua đất của người phụ nữ có chồng mất…
Mua thạch anh giả, phong thủy đi toi
Đàn bà nuôi con, nhận cấp dưỡng từ chồng cũ thế nào?
Mê muội vì thạch anh
Còn ai dám đi ô tô?
Cưới vội giờ muốn bỏ cho xong...
Vì xấu gái nên làm mẹ đơn thân?
Mua đất của người phụ nữ có chồng mất…
Mua thạch anh giả, phong thủy đi toi
Đàn bà nuôi con, nhận cấp dưỡng từ chồng cũ thế nào?
Mê muội vì thạch anh
Còn ai dám đi ô tô?
Cưới vội giờ muốn bỏ cho xong...
Vì xấu gái nên làm mẹ đơn thân?
Cần có phương án bảo đảm an toàn người dân phía hạ lưu…
Câu hỏi đầy lo lắng của email lekhanhaglx@yahoo.com.vn: “Đập thủy điện xây dựng với kinh phí đầu tư khổng lồ, đưa vào sử dụng vẫn đang trong thời gian bảo hành thì nay đã xảy ra rò rỉ mà nhà đầu tư cho rằng không ảnh hưởng là sao? Bao nhiệu sinh mạng, tài sản đang sống trong khu vực bắc Trà My - Nếu đập xảy ra sự cố gì thì nhà đầu tư tính sao?”
Ý kiến của email dungnk@yamaha-motor.com.vn: “Tại sao các nhà quản lý và các chuyên gia lại phải tranh cãi đúng sai ở đây? Mang thiết kế ra kiểm tra với thực tế, mang tiêu chuẩn rò rỉ ra so với thực tế và kết luận, vậy thôi! Cãi nhau kiểu đổ trách nhiệm thế này sẽ đi đến đâu? Trong khi tai họa rình rập .
Email anhduc1952@yahoo.com.vn cho rằng: “Phải coi sinh mạng con người là vô giá . Tốt nhất là: Trong khi chờ đợi những tranh cãi về sự thật và mối nguy từ những vết nứt của thân đập, thì hãy nhanh chóng di dời số dân có khả năng bị đe doạ ở hạ lưu đập đến chỗ ở an toàn trước đã. Về kinh phí di dời ổn định chỗ ở thì chính quyền địa phương buộc Ban quản lý và chủ đập phải ứng tiền ra trước để chính quyền làm ngay việc đó. Mọi tranh cãi và kết luận cũng như xử lý này kia với con đập là việc sẽ tính sau.”
Phụ họa của email songhao499@gmail.com: “Trong khi các chuyên gia đang bàn cãi thì hỡi bà con ở phía hạ lưu, vì tính mạng của mình và người thân hãy sơ tán gấp cho an toàn chứ đừng ngồi chờ đợi!”
Email invent2vn@yahoo.com giục giã: “Hiện tại những người có trách nhiệm về đập thủy điện đang còn tranh cãi, đề nghị sơ tán các hộ dân ở hạ lưu, trước hết là người già, phụ nữ, trẻ em và những người không biết bơi. Cãi nhau gì thì cãi, nhưng đây là hiện tượng không thể chủ quan. Hãy áp dụng chế tài cần thiết đối với mọi cư xử vô trách nhiệm đối với hiện tượng này.”
Bạn đọc là TS.Nguyễn Đình Trung (email nguyendinhtrung1947@yahoo.com) bức xúc: “Ban Quản lý dự án nói rất phản khoa học. Không thể coi thường được, tính mạng và tài sản của hàng vạn con người.”
Email anhkhoi56@gmail.com có vẻ ‘cực đoan’: “Xin đừng tranh cãi nữa. Hãy đưa tất cả gia đình của những người từ chủ đầu tư đến nhà thầu thi công, cả những người thiết kế đập về sống ở hạ lưu thủy điện sông Tranh 2 là xong.”
Xử lý sự cố đập và những người có trách nhiệm
Ý kiến của email huyphuoc_09@yahoo.com.vn: “Đập thấm thành dòng như thế là rất nghiêm trọng, cần đưa lên mức báo động. Tôi nghĩ: Đơn vị thi công đã thi công khe nhiệt không cẩn thận làm một đoạn ô- mê- ga nào đó trong đập không liên kết đúng như thiết kế nên nước thấm và chảy. Ban quản lý đừng tốn tiền, tốn công đục đục nhét nhét như đã làm, chỉ vô ích thôi. Phải tìm biện pháp khác.”
Email hieutvnb@zing.vn viết: “Đánh giá của ông Hồng (Hội đập lớn), nếu việc này là do thi công khớp nối kín nước kém chất lượng là còn… rất may cho xã hội vì nó chưa ảnh hưởng tới an toàn của hồ chứa trong thời gian ngắn, sang mùa khô sang năm sửa chữa mất thêm ít tiền bảo hành là xong.
Nếu hỏng bộ phận kín nước do chuyển vị thân đập thì là họa lớn cho nhân dân phía hạ du, nguy cơ mất an toàn đập chính là rất cao.
Khe nhiệt bố trí trong điều kiện nhiệt cao của miền trung là 30m/ khe thì tại sao hàng vài chục khe theo tuyến đập không đồng loạt phun nước mà chỉ xẩy ra ở một vài chỗ? Tôi thấy vấn đề lớn nhất ở đây là: Tại sao nhà tư vấn lại chọn kết cấu đập bê tông trọng lực tại khu vực địa chất không ổn định, các đới đứt gẫy trong khu vực chỉ cách đầu mối vài chục km? Vấn đề này cần xem xét đúng mức.
Email phuongnam@gmail.com cho rằng: “Có thể nói lý giải của Ban quản lý là ngụy biện vì khi thiết kế các khe nhiệt đều có khớp nối omega bằng thép không rỉ hoặc bằng đồng để đảm bảo co giãn đồng thời không thấm nước. Để xảy ra dòng thấm như vậy chỉ có thể là thi công không đảm bảo chất lượng, việc giám sát khi thi công khe nhiệt này đòi hỏi rất công phu, ở đây bô phận thi công và giám sát không bao quát hết được vì khi thi công khối lượng bêtông lớn như vậy phải chạy theo tiến độ nếu không chất lượng bê tông lại có vấn đề.”
Câu hỏi của email trongthuyk2@yahoo.com.vn: “Chúng tôi là người "ngoại đạo" nên chỉ có thể thắc mắc thôi, nếu sai xin các vị bỏ quá cho: Ông Trần Văn Hải (trưởng ban QLDA) và ông Bùi Trung Dung (Cục phó Cục kiểm định) đều kết luận: Thân đập không có khe nứt, đấy là khe nhiệt! Vậy nước chảy xối xả như suối là qua khe gì? Các ông có đo hay không mà kết luận lưu lượng thấm 30lít/giây? Thậm chí ông Dung còn khẳng định khe nhiệt chỉ dãn ra có 20nm (nano mét)? Quá chính xác! Ông đo như thế nào để trong một buổi khảo sát kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" mà có kết quả đó?”
Bạn đọc Nguyễn Ngọc Hiền (email ngochien@gmail.com) nêu ý kiến: “Thấy bác Trưởng ban nói là khe thi phải hở, em xin có ngu ý thế này: Qui luật vật lý khi vật liệu co giãn dưới tác dụng của nhiệt độ thì ai cũng hiểu cả, khe nhiệt nhằm khắc phục sự bị phá hoại khi vật liệu giãn nở, tuy nhiên nó không hở toang hoác ra đâu mà mối tiếp giáp này người ta phải xử lý bằng loại vật liệu đàn hồi khi ở trạng thái khe hở nhỏ nhất (giãn nở lớn nhất khi nhiệt lớn) thì 02 khối vật liệu vẫn không bị phá vỡ và ngược lại khi ở trạng thái khe hở lớn nhất (co khi nhiệt nhỏ) thì nước cũng không thể lọt qua được, có như thế mới đảm bảo.”
Theo ý kiến của email namubkt@gmail.com thì: “Những vấn đề rò rỉ là do lỗi kỹ thuật cần phải xem xét ngay và có phương án cứu đập trước, sau đó xử lý những người có trách nhiệm trong chỉ đạo thi công, công trình này càng sớm càng tốt.”
Phân tích của bạn đọc Lê Huy Y (Liên hiệp Khoa học Địa chất và Du lịch
– Tổng hội Địa chất Việt Nam, email lehuyy43@gmail.com): Phân tích tài liệu từ hàng không của Mỹ, chúng tôi thấy: huyện Trà My nằm trọn trong vùng dị thường từ với cường độ rất lớn. Trong bài: “ Dự báo các chấn tâm động đất của Việt Nam” – Báo SGTT 25/3/2011 và nhiều báo khác, chúng tôi đã dự báo nhiều chấn tâm động đất ở Việt Nam, trong đó có chấn tâm động đất trên huyện Trà My, vị trí này rất gần thân đập Sông Tranh 2.
Nhiều bức ảnh chụp vùng sụt đất do động đất đầu năm 2012 của nhiều người cho thấy đây là nham thạch của một họng núi lửa trẻ. Chúng là dăm, cuội dung nham núi lửa bị phong hóa tại chỗ thành sét - kao lanh màu đỏ nâu lẫn nhiều dăm, cuội, đá ong và quặng nhiều thành phần (sắt, titan, ziercon, sulphua đa kim). Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nơi đây chắc chắn là giao điểm của nhiều đứt gẫy kiến tạo. Nếu tìm kỹ, còn tìm thêm được nhiều đứt gẫy nữa tại đây. Khi có sự cựa mình của các khối xâm nhập nông á núi lửa trong lòng đất, các đứt gẫy này là kênh dẫn sóng tốt nhất và động đất xảy ra mạnh nhất tại các đứt gẫy và giao đểm của chúng.
Chúng tôi nghi ngờ là do hiện tượng động đất liên tục vừa qua ở Trà My đã làm om thân đập. Và tại các nơi đập đè lên các đứt gẫy đã phát sinh khe nứt lớn làm nước bị rò rỉ. Có thể nói: đập thủy điện Sông Tranh 2 không an toàn cả về nền móng, thiết kế và xây dựng.”
Ban Bạn đọc