Hải quân Mỹ và công ty Raytheon lần đầu tiên ra mắt loại tên lửa Standard SM-6 có thể đánh chìm tàu chiến của đối phương.
Theo National Interest, trong suốt buổi thử nghiệm mới đây, tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS John Paul Jones (DDG-53) đã đánh chìm tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry USS Reuben James (FFG 57) bằng tên lửa SM-6.
Tàu USS John Paul Jones (DDG-53) phóng tên lửa SM-6 trong một đợt bắn thử nghiệm hồi năm 2014. |
“Khả năng tạo đòn bẩy cho Nhóm tên lửa Standard và sự kế thừa AWS (hệ thống vũ khí Aegis) trong các hệ thống mới ra mắt mang lại thêm nhiều tiềm lực chiến đấu cho hạm đội Mỹ” – Tiến sĩ Taylor Lawrence, chủ nhiệm bộ phận hệ thống tên lửa của công ty Raytheon nói.
Tàu khu trục nhỏ lớp Oliver Hazard Perry USS Reuben James (FFG 57) là mục tiêu 'tấn công' của tên lửa SM-6 |
Cho tới tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Aston Carter mới công bố bí mật được giữ kín từ lâu, đó là tên lửa SM-6 có khả năng tấn công các mục tiêu nổi.
Còn trước đó, các nhà phân tích vẫn cho rằng, Hải quân Mỹ thiếu tiềm lực để đánh bại các tàu chiến của đối phương.
Với việc SM-6 có tiềm lực tiêu diệt các mục tiêu nổi, điều này cho thấy Hải quân Mỹ có thể tùy nghi sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa.
Tiềm lực này thực sự có ý nghĩa quan trọng nếu xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa Mỹ với các nước như Trung Quốc hay Nga.
Theo đó, tên lửa SM-6 có thể mở rộng các tiềm lực khi thực hiện nhiệm vụ, bao gồm không chiến, phòng thủ tên lửa trên biển, và tác chiến tấn công chống tàu nổi.
Hiện nay, tầm bắn của SM-6 chưa được công bố, nhưng có ý kiến ước lượng tầm bắn của tên lửa này sẽ đạt hơn 250 hải lý.
Với SM-6, các tàu chiến Mỹ có thể sử dụng tên lửa với tốc độ trên 4.200 km/giờ khi tham chiến với đối phương ở vượt đường chân trời.
Đầu đạn SM-6 tương đối nhỏ, được thiết kế để hạ máy bay chiến đấu đối phương. Với thực tế là SM-6 có tiềm lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, điều này cho thấy tên lửa này có tiềm lực tìm diệt.
Do các tàu chiến hiện đại không phải là loại thiết giáp hạm cỡ lớn như thời xưa, nên ngày nay việc thực hiện ‘nhiệm vụ tiêu diệt’ một tàu chiến nổi tương đối dễ dàng.
Điều này cũng có nghĩa là, với một đầu đạn nhỏ và tốc độ lớn, tên lửa SM-6 cũng có thể đương đầu hiệu quả với tàu tuần dương lớp Kirov của Nga, hay tàu khu trục Type 52D của Trung Quốc.
Động năng từ tên lửa bay với tốc độ rất lớn có thể gây ra thiệt hại nặng nề, như khi thử nghiệm phá hủy tàu USS Reuben James.
Cho tới lúc này, Raytheon đã xuất đi hơn 250 tên lửa SM-6. Các tên lửa này có thể được sử dụng từ năm 2013.
Hải quân Mỹ dự kiến dùng SM-6 để thay thế các tên lửa Standard cũ.
Lê Thu
Xem "tên lửa Mỹ" nã trúng xe tăng Nga
Quân nổi dậy ở Syria dường như đã tự quay lại cảnh họ lần đầu tiên phóng một tên lửa chống tăng TOW do Mỹ chế tạo vào một xe tăng T-90 của Nga.
Tên lửa khủng của Mỹ ‘đi lạc’ bí hiểm sang Cuba
Tên lửa Inert Hellfire của Mỹ đáng ra phải gửi tới châu Âu để phục vụ tập trận, lại có một hành trình bí ẩn tới… Cuba.