Từ nước Đức trở về

Cuối những năm 1980 ở Dresden (CHDC Đức), chẳng mấy ai đoán biết được người đàn ông gầy gò với dáng đi nhanh nhẹn, ngôn từ rõ ràng nhưng kiệm lời thường hay lui tới làm gì trong ngôi biệt thự số 4, đường Angelica, quận Losvis.

Giờ thì ai cũng rõ, đây là hội sở của Tổ điệp báo Liên Xô; còn người đàn ông ấy – Trung tá KGB Vladimir Putin, nay là Tổng thống Liên bang Nga.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Putin rời nước Đức trở về Leningrad không chỉ vì đây là thành phố quê hương, mà còn vì trông cậy vào sự đỡ đầu của người thầy cũ – Giáo sư Đại học Leningrad Anatoly Soptrac, người vừa được bầu làm Thị trưởng thành phố này.

{keywords}
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: AP

Putin được vị “ân sư” bổ nhiệm làm Chủ tịch Uỷ ban quan hệ đối ngoại, Phó Thị trưởng rồi Phó Thị trưởng thứ nhất. Vị tổng thống tương lai của nước Nga hành sự theo những nguyên tắc được ông tuân thủ trong suốt những năm chính trường: cẩn thận, lạnh lùng, ít xuất hiện trước truyền hình, âm thầm và nghiêm túc thực hiện tốt bổn phận của mình.

Bằng những nỗ lực đáng nể, Putin đã trở thành nhân vật đầy quyền uy, được Soptrac uỷ nhiệm thay thế mình mỗi khi đi vắng.

Tháng 6/1996, Soptrac bị thất bại khi ra tranh cử chức Thị trưởng Saint Petersburg lần hai, tiếp đó phải sang Paris tị nạn do bị tố tham nhũng. Putin khước từ lời mời làm việc dưới quyền Thị trưởng mới Yakovlev và lọt vào mắt xanh của một người đỡ đầu khác: Chánh Văn phòng Tổng thống Anatoly Trubais.

Vốn cũng là “dân Petersburg” và nhớ tình đồng liêu ngày cùng phục vụ dưới trướng Soptrac, Trubais liền tiến cử Putin làm Cục phó Cục Hành chính, Văn phòng Tổng thống. Cục này thực chất là một vương quốc thu nhỏ và ngay lúc bấy giờ, Putin đã nổi tiếng cứng rắn do ông kiên quyết không giao nhiều quyền cho các lãnh đạo địa phương.

Được đặt vào vị trí sở trường, Putin bắt đầu phát huy thế mạnh, năng lực và tính cách làm cho Putin ngày càng nổi trội và ào ào thăng tiến. Trong 3 năm 1996-1998, Putin được 4 lần đề bạt, từ Cục phó Cục Hành chính qua các chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống kiêm Cục trưởng Giám sát, Phó Chủ nhiệm thứ nhất Văn phòng Tổng thống rồi Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang (FSB).

Không phải ai cũng đủ năng lực và uy tín để đảm đương vị trí Giám đốc FSB vốn là một nhánh của KGB (Tổng cục Phản gián), nay được bổ sung các nhiệm vụ tối quan trọng như bảo vệ chiến lược, an ninh kinh tế, kiểm soát LLVT, trinh sát vô tuyến điện, chống khủng bố… với tổng cộng 21 đầu mối cấp Cục và biên chế có lúc lên đến 100.000 người.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Putin đã cải tổ FSB theo hướng tinh giản biên chế, nâng cao khả năng nghiệp vụ. Vị giám đốc mới nhanh chóng thu phục được lòng tin và sự tôn trọng của cấp dưới bằng năng lực nghiệp vụ và quản lí của mình.

Ông chủ Kremlin

Ngay từ mùa hè 1996, Tổng thống B. Yeltsin bắt đầu nghĩ đến việc tìm người kế nhiệm. Nhưng, hai con “ngựa ô” hàng đầu là các Phó Thủ tướng Trubais và Nemsov đấu đá nhau, không ai chịu ai; thêm vào đó, những vụ làm ăn tai tiếng đã buộc hai nhà cải cách trẻ tuổi cao ngạo phải rời Kremlin.

Thủ tướng Primakov có biểu hiện lấn lướt tổng thống và nói cho cùng không thể là đồng chí của Yeltsin. Một “nguồn” khác là Thủ tướng Kirienko cũng phụ lòng tin của Yeltsin qua thất bại trong cuộc khủng hoảng tài chính 1998. Trong số các tướng lĩnh cũng không có ai vừa ý Tổng thống...

Trong bối cảnh đó, một Putin chưa nổi tiếng song có đầu óc nhanh nhậy, làm việc chắc chắn, trung thành và đáng tin cậy rõ ràng là xứng đáng trở thành người kế nhiệm Yeltsin, đưa nước Nga bước vào thiên niên kỉ mới, khôi phục vị thế nước Nga trên trường quốc tế.

Đầu tháng 3/1999, Putin được bổ nhiệm làm Thư kí Hội đồng An ninh Quốc gia, vẫn giữ nguyên chức Giám đốc FSB. Đây là vị trí đầy thế lực và là tấm lá chắn chủ yếu cho Tổng thống Yeltsin. Chỉ sau nửa tháng, ngày 16/3/1999, Putin được Duma Quốc gia chấp nhận làm Thủ tướng và là vị thủ tướng thứ ba của Nga trong năm 1999.

Ngày 31/12/1999. 12 giờ trưa. Tổng thống Yeltsin xuất hiện trên truyền hình, nét mặt nghiêm trang, giọng nói chậm rãi: “Hôm nay, tôi phát biểu lần cuối cùng với tư cách là Tổng thống nước Nga. Tôi quyết định từ chức tổng thống vào ngày cuối cùng của thế kỉ. Theo quy định của Hiến pháp, tôi kí sắc lệnh giao chức vụ Tổng thống Liên bang Nga cho Thủ tướng Putin. Nước Nga đã có một nhân vật sung sức, một con người mạnh mẽ, người thuộc thế hệ mới, là người có thể làm được nhiều hơn, tốt hơn…”.

Ngay sau đó, Yeltsin giao cho Putin cuốn Hiến pháp, tấm Huân chương Tổ quốc hạng nhất và cặp điều khiển hạt nhân - là những biểu tượng quyền lực của Tổng thống.

Sau bữa ăn trưa nhẹ, Yeltsin lần cuối về thăm phòng làm việc của mình, tặng Putin chiếc bút máy Parker có vẽ hình con rồng rồi rời Kremlin sau 8 năm 'trị vì' đầy sóng gió. Trước khi lên xe, ông căn dặn Putin: “Hãy chăm lo cho nước Nga”.

Nguyên Phong

Putin nói chưa quyết định tái tranh cử năm 2024

Putin nói chưa quyết định tái tranh cử năm 2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết chưa quyết định liệu có tham gia tái tranh cử chức tổng thống, khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào năm 2024 hay không.

Tổng thống Putin nhận định về tương lai của ông Trump

Tổng thống Putin nhận định về tương lai của ông Trump

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những nhận định thú vị về tương lai của người đồng cấp Mỹ Donald Trump sau khi kết thúc nhiệm kỳ.