- Ngẫm cho cùng, lời giải cho nan đề “đạo đức xuống cấp” trước hết đặt lên vai những người gánh trách nhiệm, nghĩa vụ nêu gương như người thủ trưởng của tôi và đồng chí của anh – các cán bộ, đảng viên.

Trong ba ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại Hội trường Quốc hội vừa qua, nhiều vấn nóng bỏng của đất nước đã được khơi gợi, đề ra phương hướng giải quyết, tháo gỡ. Nhưng cũng không ít những vấn đề được đặt ra cấp bách mà không thể giải quyết một sớm một chiều và có câu trả lời thỏa mãn trong một buổi chất vấn, thậm chí trong một đến nhiều nhiệm kỳ bộ trưởng phụ trách. “Đạo đức xã hội xuống cấp” là một trong số đó.

Thực vậy, đạo đức xã hội có tính độc lập tương đối, không phụ thuộc một cách tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế cũng như sự đầy đủ, hoàn thiện về thiết chế văn hóa. Ngạn ngữ có câu “Không có đạo đức mà có nhiều tiền thì là mầm mống của tai họa”.

Có thể nói sau hơn 30 năm đổi mới, thiết chế văn hóa ở nước ta được củng cố, xây dựng, phát triển rất mạnh mẽ và phong phú, nhưng không có nghĩa là đạo đức xã hội cũng được cải thiện theo. Đã từ lâu, việc nhận định về sự xuống cấp của đạo đức cũng như đi tìm giải pháp cho nó là một nan đề đau đáu xã hội.

Điều này khiến tôi liên hệ đến một câu chuyện rất được quan tâm và bàn luận trong những ngày gần đây – “trách nhiệm nêu gương” hay chính là đề cao đức trị. 

{keywords}
Trách nhiệm nêu gương là câu chuyện mà người dân quan tâm và dõi theo. Ảnh minh họa

Còn nhớ, từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ (tháng 1/1994) của Đại hội VII, Đảng đã chỉ ra 4 nguy cơ tụt hậu, trong đó có nguy cơ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Và từ “một bộ phận cán bộ, đảng viên” hiện hữu thành “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên (trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp của Đảng, Nhà nước) suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, tự diễn biến, tự chuyển hóa... đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Nhẽ ra “một bộ phận không nhỏ” này phải là những người ưu tú trong xã hội, tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức, trí tuệ của dân tộc thì lại trở thành nguy cơ, nỗi lo, gánh nặng của dân của nước.

Trước lúc đi xa, Bác Hồ đã dặn lại rằng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Rõ ràng, Người lo xa và đặt vấn đề đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên lên trên hết. Lực lượng ưu tú, tiên phong của đất nước, xã hội được ví von một cách hình ảnh là như những “hạt muối” mà lại bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì còn đâu độ mặn của muối. “Muối” không còn “mặn” thì có còn là “muối”?

Chính vì vậy, ngày 25/10/2018 vừa qua, trong những ngày Quốc hội họp và thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành “Quy định Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương” trong đó có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống.

Nói một cách hình ảnh thì quy định trách nhiệm nêu gương nói trên, trước hết về phẩm chất đạo đức, góp phần làm cho “muối” luôn luôn giữ nguyên phẩm chất “mặn” vốn có từ lúc nó sinh ra.

Như Tổng bí thư từng nhắc, “nếu gần 200 ủy viên TƯ khoá 12, từng đồng chí thật sự soi vào bản thân mình, đề cao trách nhiệm nêu gương và gương mẫu đi đầu thực hiện thì sẽ có sức lan toả rất lớn…”, suy rộng ra, nếu các cán bộ, đảng viên làm gương nêu cao đạo đức thì sức lan tỏa ra toàn xã hội là vô cùng mạnh mẽ.

Ngược lại, nếu trong số đó quá nhiều tấm “gương mờ” ngày ngày rao giảng đạo đức mà việc làm lại tệ hại thì thói tật cũng theo đó mà “lan tỏa”, người dân nhìn vào mà mất niềm tin, các giềng mối rạn nứt, đạo đức xã hội xô lệch. Trong thời buổi hiện nay, không gì che được tai, được mắt người dân, và họ chỉ tin những người dùng hành động để chứng minh cho lẽ sống đạo đức chứ không tin vào lời nói suông.

Tôi từng có một thủ trưởng “nổi tiếng” là người luôn nói không với quà biếu, phong bì. Ngay từ khi bắt đầu có chức, có quyền anh đã như vậy, đến khi giữ vị trí lãnh đạo rất cao anh cũng vẫn giữ liêm khiết. Anh cũng không bao giờ lợi dụng vị trí để đặt con cái vào những chiếc ghế cao trong bộ máy, dù không thiếu người “gợi ý”. Anh cho rằng phải để các con tự vận động bằng chính đôi chân của mình, nếu cứ nâng đỡ, o bế rồi kéo chúng lên theo kiểu “nhất hậu duệ” thì sẽ hỏng cả người lẫn việc...

Khi mẹ mất, anh lúc đó đã là cán bộ cấp cao, vẫn muốn tổ chức tang lễ một cách trang trọng, lịch sự nhưng cũng hết sức giản dị và tiết kiệm theo cách thức truyền thống ở xã. Anh không đăng tin buồn trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không kéo dài thời gian phúng viếng và đưa tang, mà chỉ tổ chức vẻn vẹn trong một ngày. Các đoàn thể, tổ chức và cá nhân gần xa đến phúng viếng và chia buồn với gia đình xong là về, không ở lại ăn cỗ như nhiều đám khác.

Chính đạo đức cách mạng của anh là “gốc” để đồng chí, đồng bào tín nhiệm, tin tưởng và giao cho những trọng trách, và cũng chính là nền tảng vững chắc để anh giương cao ngọn cờ đấu tranh chống lại những thói tật, sự biến chất.

Vậy đấy, ngẫm cho cùng, lời giải cho nan đề “đạo đức xuống cấp” trước hết đặt lên vai những người gánh trách nhiệm, nghĩa vụ nêu gương như người thủ trưởng của tôi và đồng chí của anh – các cán bộ, đảng viên.

Vũ Lân

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Có thành cường quốc, đạo đức vẫn xuống cấp nếu…

Khi lời nói, sách vở, và thực tế cuộc sống khớp nhau hài hòa như thế thì người dân có lòng tin, coi trọng sách vở, và ý thức giữ gìn văn minh kỷ luật xã hội sinh ra một cách tự nhiên thành nền tảng đạo đức.    

Thưa đại biểu, có thật ‘văn hóa xuống cấp’?

Thưa đại biểu, có thật ‘văn hóa xuống cấp’?

Trong 30 năm Đổi mới, văn hóa Việt Nam thực ra có rất nhiều thành tựu đáng khen, mà có lẽ những người làm trong ngành văn hóa có thể thay tôi liệt kê.    

Cảnh báo của Tổng bí thư–Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Cảnh báo của Tổng bí thư–Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Hơn 6 năm trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu sâu sắc đề cập đến những vấn đề liên quan đến sự sống còn của Đảng.

Ban bí thư yêu cầu xây nhà cho, ông dứt khoát "xin không chấp hành"

Ban bí thư yêu cầu xây nhà cho, ông dứt khoát "xin không chấp hành"

Ban Bí thư lúc đó yêu cầu Ban Tài chính quản trị xây cho ông Trần Kiên một cái nhà ở Quảng Ngãi nhưng anh “xin phép không chấp hành”.

"Nếu nêu gương suông thì không giải quyết được vấn đề gì cả"

"Nếu nêu gương suông thì không giải quyết được vấn đề gì cả"

Vấn đề nêu gương của cán bộ đảng viên, một lần nữa, lại được nhấn mạnh ở cấp độ rất cao và quyết liệt tại Hội nghị Trung ương VIII. 

Không phải cứ viết lên trán chữ 'cộng sản' là được dân yêu

Không phải cứ viết lên trán chữ 'cộng sản' là được dân yêu

Sẽ không còn những cán bộ lãnh đạo chỉ biết ra rả rao giảng đạo đức mà hành động khác hẳn? Đó là kì vọng lớn của nhân dân.