- Luật MTTQ VN sửa đổi được QH thông qua chiều nay sẽ tạo cơ chế cho giám sát và phản biện xã hội chặt chẽ.

Kết quả biểu quyết thông qua luật đạt 85,86%, trong đó một nội dung quan trọng là hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ được quy định khá cụ thể.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý và trả lời sau giám sát, phản biện được quy định rõ ràng.

{keywords}
Chủ tịch MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tâm huyết thúc đẩy cơ chế giám sát, phản biện xã hội. Ảnh: Minh Thăng

Các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản được phản biện phải trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến phản biện xã hội của MTTQ. Trường hợp không tiếp thu kiến nghị của MTTQ sẽ phải giải trình.

Ngoài ra, các cơ quan này còn phải báo cáo ý kiến phản biện xã hội của MTTQ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.

Luật sửa đổi cũng quy định các cơ quan soạn thảo văn bản phải gửi dự thảo được phản biện xã hội đến MTTQ chậm nhất 15 ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định và phải cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết đến MTTQ.

Theo đánh giá của UBTVQH, đây là những biện pháp cần thiết để bảo đảm tính khả thi cho hoạt động phản biện xã hội của MTTQ.

Về đối tượng và nội dung phản biện xã hội, theo phân tích của UBTVQH, do số lượng các dự thảo văn bản, dự án, chương trình xây dựng và ban hành rất lớn, MTTQ chỉ có thể thực hiện phản biện xã hội một số vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của MTTQ.

Luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Thu Hằng