Tình hình dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, kéo theo đó là nhiều người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Để kịp thời giúp người lao động ổn định cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Quảng Bình đã có nhiều giải pháp trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch theo Nghị quyết số 68, số 116 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021 của Thủ tướng Chính phủ .

Chi trả kịp thời cho người lao động

Theo Sở LĐ-TB-XH, đến thời điểm này, tỉnh đã chi cho 65.577 người được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng kinh phí hơn 68,5 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ bằng tiền cho 28.362 người với hơn 50,8tỷ; hỗ trợ giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 35.677 người với 12,1 tỷ đồng, cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất 1.538 người với gần 5,6 tỷ đồng).

Còn theo Nghị quyết 116, tỉnh đã hỗ trợ cho 84.509 người với tổng số tiền trên 134t ỷ đồng.

{keywords}
Người dân nhận chi trả hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

Bên cạnh mức hỗ trợ theo chính sách của Chính phủ, vừa qua tỉnh cũng đã hỗ trợ con em Quảng Bình đang lưu trú tại các tỉnh miền Nam gặp khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp.

Tỉnh đã chi 21,9 tỷ đồng tiền mặt, hỗ trợ cho 21.942 hộ (mỗi người 1 triệu đồng) cho người dân Quảng Bình đang sinh sống tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam (hỗ trợ cho 4.000 lao động thông qua hội đồng hương Quảng Bình tại TP.HCM và qua UBMTTQ Việt Nam tỉnh hỗ trợ 17.942 lao động).

Còn một điểm vướng theo Nghị quyết 126

Theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, Quảng Bình là tỉnh nghèo, còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dịch Covid-19 ở Quảng Bình diễn biến phức tạp. Tính đến nay, tỉnh đã ghi nhận hơn 3.000 ca nhiễm Covid-19.

Quảng Bình có thế mạnh về du lịch, kinh tế của tỉnh cũng phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp không khói này, tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch khiến ngành du lịch không thể hoạt động, hơn 15.000 lao động bị ảnh hưởng, nhiều người mất việc làm và phải chuyển đổi nghề nghiệp.

“Mặc dù rất vất vả nhưng tỉnh rất quan tâm đến người lao động. Quan tâm ở chỗ, tất cả những chính sách đều triển khai theo quy định của Nghị quyết 68, theo đó, Trung ương sẽ hỗ trợ 60%, tỉnh 40%.

{keywords}
Dự ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 97.000 người lao động tham gia BHXH.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ cho lao động tự do theo Nghị quyết 68 là tùy vào điều kiện, khả năng, ngân sách của từng tỉnh để hỗ trợ. Đáng ra trong điều kiện khó khăn, mình có thể không hỗ trợ nhưng lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo có quy định riêng và bố trí ngân sách hỗ trợ cho lao động tự do với 6 nhóm đối tượng được đưa ra tại quyết định 2502/QĐ-UBND”, bà Lan nói.

Sau khi quyết định này được ban hành, các địa phương căn cứ vào đó để rà soát đối tượng, hướng dẫn lập hồ sơ và thực hiện phê duyệt ngân sách kinh phí chi trả, hiện nay chi trả hơn 33 tỷ đồng cho trên 22.000 người. Về cơ bản, hoàn thành kế hoạch đề ra như dự kiến.

“Có thể nói, tỉnh Quảng Bình hỗ trợ rất tốt cho lao động tự do. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ cho con em ở các tỉnh phía Nam mỗi người 1 triệu đồng, tổ chức đón bà con về 3 đợt…”, Bà Lan nói thêm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo bà Lan vẫn tồn tại những hạn chế như việc chi trả vào thời điểm tháng 8,9 bị chậm vì giãn cách xã hội.

“Còn vướng mắc thì do hệ thống văn bản, như trình tự thủ tục, hỗ trợ cho F1, F0 yêu cầu phải có đầy chủ CMND, trẻ em thì phải có bản sao khai sinh…nhưng trong điều kiện phải đi cách ly ngay thì người lao động cầm đi không kịp nên còn thiếu, việc bổ sung có thể hơi chậm nhưng chúng tôi cũng đã hướng dẫn phải hoàn thiện.

Giờ còn 1 điểm vướng của Nghị quyết 126 là hỗ trợ cho hộ kinh doanh mà không đăng kí hoạt động kinh doanh có thu nhập thấp, cái này trung ương không quy định riêng mà họ giao cho tỉnh. Vì phải xây dựng các tiêu chí nên đến nay tỉnh vẫn chưa thực hiện được”, bà Lan thông tin.

{keywords}
Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình cho hay tỉnh đang thực hiện rất tốt việc chi trả bảo hiểm cho người dân.

Được biết, mặc dù số lượng người lao động nghỉ việc tăng nhưng số người tham gia BHXH vẫn đạt chỉ tiêu kế hoạch, dự ước đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 97.000 người lao động tham gia BHXH, trong đó 69.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc và 28.000 lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Số nợ đọng BHXH còn lại 46 tỷ đồng, hiện Sở đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ cho hơn 125.491 đối tượng là người lao động, người đang điều trị, cách ly y tế, hộ kinh doanh, cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất… với tổng số tiền hơn 150 tỷ đồng.

Hải Sâm

Kết nối việc làm cho người lao động thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

Kết nối việc làm cho người lao động thông qua ứng dụng công nghệ thông tin

Những tháng cuối năm này, nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp tăng cao. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp gặp nhiều khó khăn.