Ngay cả khi vấn đề giải trừ hạt nhân Triều Tiên đang là mối bận tâm chính của nhiều lãnh đạo thế giới hiện nay, Triều Tiên vẫn không phải là quốc gia sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất trên Trái đất.

{keywords}
 

Theo một báo cáo mới từ Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga và Mỹ là hai cường quốc vũ trang hạt nhân hàng đầu thế giới. Chỉ riêng Nga và Mỹ đã chiếm tới khoảng 92% tổng số vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới, dù kho vũ khí hạt nhân của hai nước này đã giảm chút ít so với trước kia.

Tuy nhiên, SIPRI lưu ý, cả Moscow và Washington đang có kế hoạch hiện đại hóa kho hạt nhân của họ trong tương lai gần.

"Bất chấp việc tiến hành giảm có giới hạn đối với các lực lượng hat nhân, cả Nga và Mỹ đều đang có các chương trình dài hạn nhằm thay thế và hiện đại hóa các đầu đạn hạt nhân, các hệ thống phóng tên lửa và máy bay cũng như các cơ sở sản xuất vũ khí nguyên tử. Bản 'Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân' (NPR) gần đây nhất của Mỹ, xuất bản tháng 2/2018, tái xác nhận các chương trình hiện đại hóa và ủng hộ việc phát triển các vũ khí hạt nhân mới. NPR cũng nhấn mạnh đến việc mở rộng các lựa chọn hạt nhân nhằm ngăn chặn và nếu cần thiết đánh bại cả các cuộc tấn công hạt nhân và tấn công chiến lược phi hạt nhân", trích báo cáo thường niên vừa công bố ngày 18/6 của SIPRI.

SIPRI thống kế rằng, Mỹ hiện ước tính có trong tay khoảng 6.450 đầu đạn hạt nhân. Nga có nhiều hơn, lên tới con số 6.850 đầu đạn hạt nhân. Cả thế giới ước tính có khoảng 14.935 vũ khí hạt nhân.

Ngoài Nga và Mỹ, các nước Pháp, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên cũng đều sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong đó, Trung Quốc cũng tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa các hệ thống phóng vũ khí nguyên tử và tăng dần dần quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ.

Ấn Độ và Pakistan cũng đang bắt tay mở rộng kho hạt nhân của họ cũng như phát triển các loại tên lửa mới mang đầu đạn hạt nhân. Do hai nước láng giềng này vẫn tiếp tục xung đột vì vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir, một số nhà phân tích lo ngại họ có thể lún sâu vào  cho một cuộc đụng độ vũ trang, có sử dụng có vũ khí nguyên tử đúng vào lúc cộng đồng quốc tế đang tập trung chú ý vào Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã cùng các đồng minh thực hiện một chiến dịch ngoại giao nhằm thuyết phục Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí gây tranh cãi của nước này. Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa ông Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Singapore ngày 12/6 vừa qua đã đạt được một tuyên bố chung, trong đó hai bên nhất trí mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Song, văn bản trên thiếu các chi tiết cụ thể, nêu rõ về thời gian biểu cũng như cách thức tiến hành giải trừ hạt nhân Triều Tiên. Tạp chí Newsweek dẫn lời nhiều chuyên gia bình luận, các lãnh đạo Washington và Bình Nhưỡng dường như cũng có quan điểm khác nhau về việc phi hạt nhân hóa. Ông Trump từng đòi Triều Tiên phải "giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không đảo ngược được", nhưng ông Kim chỉ cam kết "giải trừ hạt nhân hoàn toàn". 

Tổng số vũ khí hạt nhân của các nước trên thế giới tính đến tháng 1/2018:

Nga               6.850                        Pakistan       140–150     

Mỹ                 6.450                        Ấn Độ           130–140   

Pháp             300                           Israel             80

Trung Quốc  280                          Triều Tiên     10–20

Anh               215

Tuấn Anh

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan hạt nhân

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan hạt nhân

Triều Tiên có hàng nghìn cơ sở liên quan đến các hoạt động tên lửa và hạt nhân, theo báo Munhwa Ilbo của Hàn Quốc.

Kết luận thẳng thừng của CIA về hạt nhân Triều Tiên

Kết luận thẳng thừng của CIA về hạt nhân Triều Tiên

Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa ra một báo cáo mới với kết luận rằng Triều Tiên không có ý định từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Quá trình giải trừ hạt nhân Triều Tiên mất bao lâu?

Quá trình giải trừ hạt nhân Triều Tiên mất bao lâu?

Dù chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn "phi hạt nhân hóa nhanh chóng bán đảo Triều Tiên", nhưng một cố vấn hàng đầu Mỹ cảnh báo quá trình có thể lâu hơn nhiều.

Kim Jong Un tái cam kết phi hạt nhân hóa, sẵn sàng gặp ông Trump

Kim Jong Un tái cam kết phi hạt nhân hóa, sẵn sàng gặp ông Trump

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa tái khẳng định phi hạt nhân hóa và sẵn sàng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân

Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân

Triều Tiên vừa tiến hành phá hủy ít nhất 3 đường hầm, các tòa nhà quan sát, một xưởng đúc kim loại và các khu nhà ở tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, miền bắc nước này.

Hành trình của nhà báo đến Triều Tiên đưa tin bãi thử hạt nhân

Hành trình của nhà báo đến Triều Tiên đưa tin bãi thử hạt nhân

Anh Will Ripley - phóng viên của hãng tin CNN đã kể lại hành trình đến với Triều Tiên và quá trình tác nghiệp từ bãi thử hạt nhân Punggye-ri.