- Hai bác tôi tặng cho người cháu một ngôi nhà nay vì mối quan hệ “rạn nứt” nên bác tôi đã làm
đơn khởi kiện gửi tòa án để đòi lại căn nhà đã cho.
TIN BÀI KHÁC:
TIN BÀI KHÁC:
“Hà Nội không vội được đâu!”
Sửng sốt...bố cặp gái trẻ ngang tuổi con
Bạn đọc luận bàn về: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế
Bị chồng cũ gây khó khi muốn xuất cảnh!
Tin nhắn dọa ma…
Bàn luận: Đi lại, kiếm việc tại Hà Nội 10 năm tới
Có nên là “món ăn tinh thần” cho anh hàng xóm có vợ?
Đại gia ôm BĐS ‘chờ chết’ chứ không ‘chạy lấy người’?
Đau đáu về thuế thu nhập cá nhân
Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
Sửng sốt...bố cặp gái trẻ ngang tuổi con
Bạn đọc luận bàn về: Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tế
Bị chồng cũ gây khó khi muốn xuất cảnh!
Tin nhắn dọa ma…
Bàn luận: Đi lại, kiếm việc tại Hà Nội 10 năm tới
Có nên là “món ăn tinh thần” cho anh hàng xóm có vợ?
Đại gia ôm BĐS ‘chờ chết’ chứ không ‘chạy lấy người’?
Đau đáu về thuế thu nhập cá nhân
Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
Hai bác tôi tặng cho người cháu một ngôi nhà, khi cho tặng có làm hợp đồng công chứng, sau đó người cháu của bác đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đứng tên ngôi nhà đó. Vì mối quan hệ “rạn nứt” nên bác tôi đã làm đơn khởi kiện gửi tòa án để đòi lại căn nhà đã cho. Tòa sơ thẩm đã bác đơn yêu cầu đòi nhà của bác tôi.
Xin hỏi bác tôi có thể đòi lại căn nhà hay một phần nào của căn nhà không?(Câu hỏi của anh Nguyễn Văn Nam, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Luật sư tư vấn:
Trường hợp như bạn nêu thì bác của bạn sẽ không thể đòi lại được dù là 1 phần căn nhà. Theo:
Điều 467 Bộ Luật Dân sự quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản:
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, khi được tặng cho ngôi nhà người cháu đã thực hiện xong việc chuyển dịch quyền sở hữu là thủ tục công chứng hợp đồng và trước bạ, đăng bộ theo đúng quy định pháp luật thì giao dịch này có hiệu lực pháp luật và người cháu là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà nên bác bạn không thể đòi lại tài sản đó.
Trừ trường hợp bác bạn có thể chứng minh được hợp đồng tặng cho ngôi nhà trên thuộc các trường hợp: “giao dịch dân sự vô hiệu” theo quy định tại Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng đó vô hiệu, bác bạn có thể khởi kiện đòi lại tài sản.
Ðiều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu
Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Ðiều 127 đến Ðiều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu (như :giao dịch dân sự vi phạm điều cấm, do giả tạo, không có năng lực hành vi dân sự, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa...).
Tư vấn bởi LS. Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật (120 Sương Nguyệt Anh, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM – 0906633168 - 08.62906420).
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Xin hỏi bác tôi có thể đòi lại căn nhà hay một phần nào của căn nhà không?(Câu hỏi của anh Nguyễn Văn Nam, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Trường hợp như bạn nêu thì bác của bạn sẽ không thể đòi lại được dù là 1 phần căn nhà. Theo:
Điều 467 Bộ Luật Dân sự quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản:
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, khi được tặng cho ngôi nhà người cháu đã thực hiện xong việc chuyển dịch quyền sở hữu là thủ tục công chứng hợp đồng và trước bạ, đăng bộ theo đúng quy định pháp luật thì giao dịch này có hiệu lực pháp luật và người cháu là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà nên bác bạn không thể đòi lại tài sản đó.
Trừ trường hợp bác bạn có thể chứng minh được hợp đồng tặng cho ngôi nhà trên thuộc các trường hợp: “giao dịch dân sự vô hiệu” theo quy định tại Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng đó vô hiệu, bác bạn có thể khởi kiện đòi lại tài sản.
Ðiều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu
Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Ðiều 127 đến Ðiều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu (như :giao dịch dân sự vi phạm điều cấm, do giả tạo, không có năng lực hành vi dân sự, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa...).
Tư vấn bởi LS. Nguyễn Thành Công – Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật (120 Sương Nguyệt Anh, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM – 0906633168 - 08.62906420).
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).