Roger Federer được ban cho năng khiếu bẩm sinh để chơi quần vợt. Cây vợt luôn giống như một phần nối dài cánh tay phải của anh, trong khi trí óc anh có một khả năng đặc biệt để khám phá và hình dung ra các góc không tồn tại trong suy nghĩ của hầu hết các tay vợt.

Federer là ma thuật

Chắc chắn không có một vận động viên quần vợt nào có quyết tâm cao hơn để quyết định điểm, hoặc tuyệt vời trong việc thực hiện cú đánh, dù là chuyển động hay tĩnh. Ngoài việc thành thạo kỹ thuật, Roger còn có khả năng phi thường để biến những điều khó khăn nhất trở nên dễ dàng: điều hòa một nhị thức không thể kiểm soát được như không - thời gian.

Cả thế giới công nhận Federer là tay vợt có tài năng không thua bất cứ ai, nhưng những người theo dõi thường xuyên hoặc những người hiểu rõ về anh gần như luôn nói về một công nhân được sinh ra.

Có ma thuật và bẩm sinh, có kỹ thuật điêu luyện, nhưng đằng sau huyền thoại còn có hàng giờ cải tiến và luyện tập.

Cầu toàn và tiến hóa

Mặc dù trên đường đua, Federer phát triển từ giác quan thứ sáu và trong nhiều trường hợp từ sự ngẫu hứng, những khoảnh khắc lóe sáng của thiên tài, huyền thoại người Thụy Sĩ chưa bao giờ bỏ qua việc đến phòng tập thể dục cũng như phân tích các đối thủ của mình.

Cây vợt giống như cánh tay nối dài của Federer

Roger thích xem các trận đấu và thể chất của anh là sự lừa dối: tất nhiên Federer không phải là Hercules, anh gầy hơn đa số đồng nghiệp trong làng thể thao, nhưng phía sau là thân hình bằng thép.

Điều đó có nghĩa là, đằng sau những giá trị bẩm sinh - vốn không chắc chắn nếu quá tự mãn và thiếu sự nỗ lực (ví dụ như Lionel Messi, sự chuyên nghiệp đã giúp anh phát triển kỹ năng thiên phú để thành công, trong khi nhiều thần đồng của bóng đá thế giới sớm lụi tàn) - có một chú ong chăm chỉ làm việc.

Federer được sinh ra, nhưng cũng được tạo ra. "Luôn có nhiều cách để cải thiện nhiều hơn một chú", Federer thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với nhật báo El Pais, tháng 5/2019.

"Đó có thể là một cú đánh ở chỗ này hoặc chỗ kia, hoặc cách bạn tổ chức bản thân, điều chỉnh lại mọi thứ, sự chuẩn bị tinh thần, nơi bạn tập luyện... Luôn luôn có những việc nhỏ phải làm. Tôi luôn cố gắng trở lại phong độ tốt nhất của mình, và để đạt được mục tiêu, tôi phải chứng minh những điểm này từng ngày", Roger nói thêm trong cuộc phỏng vấn tại Madrid.

Ở đó, trong cuộc trò chuyện với một trong những tờ báo tiếng Tây Ban Nha phổ biến nhất thế giới, ngoài việc nói về bản thân, quần vợt, anh đi sâu vào sự thân thiết của mình và bày tỏ rằng, nếu có thể lựa chọn, anh thích trở thành "một người bình thường".

Federer không bao giờ bình thường. Ít nhất là trong thuật ngữ quần vợt. Bản thân Roger cầu toàn và mong muốn liên tục phát triển.

Fererer không ngừng cải thiện thể chất và phân tích toán học cho những cú đánh

Điểm nổi bật nhất của Federer là phát triển bản thân dựa theo triết lý Descartes (1596-1650; triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp), đặc biệt là hình học giải tích. Anh xây dựng bản thân thành một tay vợt rất khác so với hình ảnh một người bắt đầu đánh chuyên nghiệp vào năm 1998.

Để làm được điều này, "Fed Express" sử dụng rất nhiều kỹ thuật viên, những người không ngừng tìm tòi, cung cấp các giải pháp và thích ứng với thời đại. Federer của thời kỳ đầu là người dễ nổi nóng và mất bình tĩnh, không giống như một tay vợt trưởng thành đã thu thập hàng loạt Grand Slam, hay một lão tướng buộc phải tái tạo bản thân ở độ tuổi ngoài 30 để chạy theo nhịp chung.

Tấm gương Michael Jordan

"King Roger", một cách gọi khác của những người yêu mến anh, không ngừng đổi mới. Từ đó, anh phát minh ra cú trả bóng nửa sân để dồn ép các đối thủ, biến đổi trái tay để làm tạo chủ động và phản công. Tương tự như vậy, anh hco thiết kế lại vợt của mình (khung nhẹ hơn, rộng và dày hơn) để tìm kiếm quỹ đạo phẳng hơn có tính sát thương hơn.

Tuổi tác không thành vấn đề. Đó là chìa khóa để anh chinh phục vinh quang ngay cả khi Rafael Nadal và Novak Djokovic nổi lên với sức mạnh cơ bắp dồi dào.

"Không nghi ngờ gì, Roger đã thay đổi quần vợt mãi mãi", Ivan Ljubicic, một trong những huấn luyện viên có ảnh hưởng lớn nhất đến Federer trong những năm cuối sự nghiệp (nổi bật là Australian Open 2017, khi đánh bại Nadal đang sung sức hơn), ca ngợi.

Ljubicic, cựu tay vợt Croatia, nói thêm: "Roger có 19 năm liên tiếp được người hâm mộ chọn là tay vợt được yêu thích nhất, trong cuộc bỏ phiếu do ATP tổ chức vào cuối mỗi mùa giải, và đưa quần vợt lên một tầm cao mới. Tất cả các đối thủ của Federer đều phải phát triển để theo kịp cậu ấy".

Federer bước chân vào giới thượng lưu dưới sự dẫn dắt của Peter Carter (1998-2000) - HLV đầu tiên và là người có ảnh hưởng nhất đến sự nghiệp của anh, người quan đời năm 2022 ở tuổi 37 vì tai nạn giao thông; thăng tiến với Peter Lundgren (2000-2003), người mà anh nâng cao Grand Slam đầu tiên của mình (Wimbledon 2003).

Federer và Michael Jordan

Sau đó là Tony Roche (2005-2007) và Jose Higueras (2008) với mục đích cải thiện các trận đấu trên sân đất nện với mục tiêu bước lên đỉnh Roland Garros. Paul Annacone xuất hiện một khoảng thời gian, trước khi Ljubicic ổn định vị trí cố vấn trong giai đoạn cuối (từ tháng 12/2015). Xen giữa giai đoạn này (2014-2015), Roger làm việc với một trong những thần tượng của anh, Stefan Edberg - cựu huyền thoại Thụy Điển với 6 danh hiệu Grand Slam.

Ngoài sự tinh tế trong hình thức cùng với sự tỉnh táo trên sân đấu, tất cả mọi yếu tố đều mô tả một con người sùng bái chiến thắng, một đối thủ cạnh tranh tỉ mỉ và quyết liệt, người lấy cảm hứng từ thần tượng vĩ đại của mình: siêu sao bóng rổ Michael Jordan.

"Anh ấy là cầu thủ vượt thời gian. Jordan đã vượt qua bóng rổ và là người hùng cho cả thế hệ của chúng tôi", Federer nói vài năm trước.

Những chiến tích vĩ đại của Jordan - người được công nhận trên trang web chính thức của NBA (Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia; giải đấu gồm 29 CLB Mỹ và 1 Canada) là "Cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại" - trở thành tấm gương cho Federer: "Tuổi thọ thể thao của Jordan, cách anh ấy làm cho mọi thứ trông dễ dàng, ý chí chiến thắng, khát vọng trở thành người giỏi nhất, thành công dưới áp lực, trở thành siêu sao trong một môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội, thể hiện tốt nhất trong nhiều năm... Anh ấy là anh hùng của tôi".

"Tôi không phải là Mr. Hoàn hảo"

Ngoài số 23 vĩ đại của Chicago Bulls, Federer cũng xem Edberg và Boris Becker - huyền thoại người Đức với 9 lần vô địch Grand Slam, người từng huấn luyện Djokovic - là tài liệu tham khảo trên hành trình chiến thắng.

Federer không nghĩ mình hoàn hảo

Trong tất cả những người mà anh ngưỡng mộ, Fed tìm thấy manh mối, thủ thuật, giải pháp và động lực để vượt qua giới hạn.

Với những thành công vang dội, gia đình hạnh phúc cùng hình ảnh đẹp bên ngoài sân đấu, Federer được gọi là Mr. Hoàn hảo. Bản thân anh luôn cố gắng phủ nhận cách gọi này.

"Tôi không nghĩ mình hoàn hảo, điều tôi muốn là tiếp tục như một người bình thường. Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông đã tạo ra hình ảnh này", huyền thoại người Thụy Sĩ nhấn mạnh.

Trong thời đại mà rất nhiều thần tượng bị nghi ngờ, Federer gửi một thông điệp hợp lý hơn: "Tôi biết rằng bản thân là tài liệu tham khảo cho nhiều trẻ em và tôi rất coi trọng điều này. Nhưng tôi không nghĩ rằng Mr. Hoàn hảo là tính từ phù hợp với tôi, đó là hoàn toàn phóng đại".

Vĩ đại và khiêm nhường, Roger Federer để lại di sản khổng lồ cho quần vợt cũng như thể thao thế giới nói chung.