Nồi nấu chậm tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho những người nội trợ bận rộn tại gia đình. Nhiều loại thực phẩm có thể chế biến bằng nồi nấu chậm, từ súp, món hầm, thịt và đồ tráng miệng.

Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo thực phẩm bạn đang nấu không nhiễm vi khuẩn gây hại. Nhưng có một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm

nau cham.jpg
Ảnh: Nymag

Bạn không nên cho các loại đồ ăn đã chế biến sẵn và để đông lạnh (thịt, cá) vào nồi nấu chậm vì có thể mất quá nhiều thời gian để rã đông hoàn toàn và bắt đầu nấu.

Theo Meredith Carothers, chuyên gia tại Bộ Nông nghiệp Mỹ, điều này đồng nghĩa để thực phẩm ở nhiệt độ không phù hợp trong thời gian dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và có khả năng gây bệnh. Tốt nhất bạn nên rã đông các nguyên liệu đông lạnh trong nước hoặc lò vi sóng. Ngoại lệ là khi bạn sử dụng món ăn dành riêng cho nấu chậm. 

Một người phụ nữ có tên Anne Sullivan đã bị bệnh sau khi ăn món hầm thuần chay bằng nồi nấu chậm. Anne hầm đậu theo các hướng dẫn - bao gồm ngâm đậu trước, sau đó để sôi cả ngày trong nồi nấu chậm.

Tuy nhiên, 7 giờ sau, hạt đậu vẫn cứng và không nở nhưng Anne vẫn mang theo một bát đầy tới chỗ làm. Sau khi ăn, cô bắt đầu choáng váng và chóng mặt. "Chắc hẳn trông tôi rất tệ vì sếp bảo tôi về nhà và ngủ một chút. Tôi cảm thấy buồn nôn", Anne kể. 

Các bác sĩ nghi ngờ Anne nhiễm độc tố phytohaemagglutinin có trong đậu chưa chín, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, chóng mặt và buồn nôn. Theo Mirror, Anne đáng lẽ phải ngâm đậu trong 5 giờ, để ráo nước, rửa sạch rồi đun sôi trong 10 phút. Thay vào đó, cô cho đậu vào nồi nấu chậm ngay lập tức và đã làm tăng mức độ độc tố.