Ung thư cổ tử cung

    Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, nối tử cung với âm đạo. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và xâm lấn các mô và cơ quan khác của cơ thể như phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung là dạng ung thư tiến triển chậm. Giai đoạn tiền ung thư kéo dài khoảng 10 đến 15 năm thực sự là giai đoạn cửa sổ quý báu, là cơ hội để bác sĩ và bệnh nhân phát hiện, điều trị các tổn thương tiền ung thư và dự phòng một ung thư thực sự.

    Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2014, ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp xếp thứ 4 ở nữ giới, chiếm khoảng 12% tất cả các loại ung thư và nó cũng đứng hàng thứ 4 trong nhóm các ung thư gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ. Lứa tuổi trung bình thường mắc ung thư cổ tử cung là 48-52 tuổi, trong khi lứa tuổi được phát hiện các tổ chức tiền ung thư thường từ những năm 20 đến 30 tuổi. Tại Việt Nam trung bình có hơn 4.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung trong vòng một năm và hơn 50% trong số đó tử vong vì ung thư cổ tử cung.

    Human papilloma virus (HPV) được xem là có liên quan trực tiếp đến ung thư cổ tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhiễm HPV, đặc biệt là nhiễm HPV typ 16 và 18 có nguy cơ mắc cổ tử cung cao hơn bình thường. Nhiều chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung cũng chính là đi tìm sự hiện diện của HPV và phát hiện các tổn thương mô học tiền ung thư đã làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong như: làm phiến đồ cổ tử cung âm đạo (Pap smear), định type HPV… Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV gây ra, giảm thiểu được tần suất mắc bệnh.

    Ung thư cổ tử cung bắt đầu với những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung tuy chưa được nghiên cứu rõ nhưng nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định, được cho là làm tăng khả năng mắc bệnh.

    • Nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ lớn nhất, theo sau là thói quen hút thuốc lá, sử dụng thuốc ngừa thai. HPV xâm nhập từ bên ngoài vào cổ tử cung. Trong đa số các trường hợp, tế bào bị nhiễm HPV sẽ tự chữa khỏi, phần còn lại, các tế bào cổ tử cung bị tổn thương thực sự và virus tiếp tục xâm nhập các tế bào khác gây nên ung thư xâm lấn. HPV type 16 và 18 thuộc nhóm HPV nguy cơ cao, là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung trong 75% các trường hợp.

    • Hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung lên 2 đến 3 lần. Hút thuốc lá hỗ trợ sự phát triển của HPV và tăng khả năng xuất hiện các tổn thương tiền ung thư như loạn sản nhẹ, loạn sản trung bình và loạn sản nặng đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá nhiều và kéo dài.

    • Sử dụng thuốc uống tránh thai kéo dài trên 5 năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung vì làm giảm đi việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, từ đó tăng khả năng phơi nhiễm với HPV.

    Những người phụ nữ có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn khi có một hay nhiều yếu tố nguy cơ sau:

    • Không tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung do HPV.

    • Có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có nhiều bạn tình khác.

    • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su.

    • Hút thuốc lá nhiều và kéo dài.

    • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài ít nhất trên 5 năm.

    Tương tự như nhiều loại ung thư khác, triệu chứng ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thay đổi tùy theo giai đoạn bệnh như sau:

    Giai đoạn ung thư cổ tử cung tại chỗ, chưa xâm nhập

    Bệnh thường không có biểu hiện gì, thường được tình cờ phát hiện khi làm mô bệnh học tế bào cổ tử cung.

    Giai đoạn ung thư xâm lấn

    Các triệu chứng xuất hiện làm người bệnh chú ý vào giai đoạn này như:

    • Đau cổ tử cung khi giao hợp

    • Ra máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi giao hợp, giữa các chu kỳ kinh và trong thời kỳ mãn kinh.

    • Dịch nhầy âm đạo có màu vàng bất thường, mùi hôi, đôi khi có lẫn máu.

    Khi ung thư lan rộng hơn đến các cơ quan hố chậu, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng:

    • Đau vùng hông, đau thắt lưng hay phù hai chân.

    • Đái máu nếu xâm lấn bàng quang

    • Đại tiện ra máu nếu xâm lấn trực tràng, đôi khi còn có triệu chứng  của bệnh cảnh tắc ruột.

    • Toàn thân mệt mỏi, chán ăn, gầy sút.

    Lý do nữ diễn viên giả chết vì ung thư trên mạng

    Một diễn viên Ấn Độ đang gặp rắc rối sau khi tài khoản chính thức trên Instagram thông báo cô qua đời vì bệnh ung thư cổ tử cung.

    Tầm soát loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ bằng AI

    Hơn 100 phụ nữ tại xã đảo xa nhất của TP.HCM vừa được tầm soát ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ đã sử dụng hệ thống soi cổ tử cung từ xa có tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đại để kiểm tra căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.

    Mất khả năng làm mẹ khi phát hiện ung thư ở tuổi 25

    Đi khám vì thấy ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bàng hoàng khi nhận kết quả bị ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Khả năng mang thai, sinh con của cô rất khó khăn.

    Nhiễm virus HPV bao nhiêu lâu sẽ gây ung thư?

    99,8% số người mắc ung thư cổ tử cung có dấu vết của virus HPV trên mô bệnh phẩm, virus này lây nhiễm khi phụ nữ quan hệ tình dục.

    Sống được bao lâu khi mắc loại ung thư khiến 2.000 người Việt tử vong mỗi năm?

    Với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, câu hỏi lớn nhất mà bác sĩ thường gặp là: Tôi hoặc người nhà tôi còn sống được bao lâu?

    Phát hiện ung thư giai đoạn cuối sau lần mang thai khi gần 50 tuổi

    Người phụ nữ 47 tuổi bị ra máu sau sảy thai, ban đầu được cho là do sót rau. Khám tại Hà Nội, chị bàng hoàng khi biết mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.

    Bị ung thư cổ tử cung có thể sinh con không?

    Tại TP.HCM, một phụ nữ đã mang thai sau 6 tháng phẫu thuật ung thư cổ tử cung.

    Đi khám định kỳ vô tình phát hiện mang tế bào ung thư

    Không có dấu hiệu bất thương nhưng chị T. vẫn đến bệnh viện để sàng lọc ung thư. Kết quả, chị có tổn thương tiền ung thư, phải cắt bỏ hết tử cung.

    Bỏ qua lời khuyên bác sĩ, tử vong sau hơn 1 năm có dấu hiệu lạ khi quan hệ

    Sau lần gần gũi chồng, chị Thái thấy máu chảy nhiều nhưng bỏ qua lời khuyên đi khám của bác sĩ. Nửa năm sau, chị tới viện vì hiện tượng này tái diễn, phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoan muộn, di căn nhiều nơi.

    Hành vi khiến nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng cao

    Ngoài nhiễm HPV, ung thư cổ tử cung còn do nhiều yếu tố nguy cơ khác như hành vi tình dục, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá hay dùng thuốc tránh thai kéo dài.

    Nhận tin mắc ung thư, không thể mang thai khi mới 28 tuổi

    Đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vì thấy ra máu âm đạo bất thường, chị T.A (28 tuổi, Hà Nội) bất ngờ khi bác sĩ thông báo bản thân mắc ung thư cổ tử cung.

    Ngỡ ngàng nhận kết quả ung thư khi tình cờ đi khám cùng đồng nghiệp

    Thấy sức khoẻ bình thường, công việc bận rộn, chị Thanh Hà (41 tuổi) ít khi đi khám. Mới đây, đồng nghiệp rủ đi khám sức khoẻ sinh sản miễn phí, chị ngỡ ngàng nhận về bản bệnh án với kết quả chẩn đoán: ung thư cổ tử cung.

    Ra mắt vắc xin phòng ngừa 9 týp virus HPV cho cả nam và nữ giới

    Tại hội nghị “Cơ sở khoa học của dự phòng HPV bình đẳng giới”, MSD ra mắt vắc xin cửu giá phòng HPV - vắc xin bình đẳng giới giúp phòng các bệnh liên quan đến HPV ở cả nam và nữ.

    Phát hiện ung thư di truyền từ mẹ sang con

    Nhật Bản xác nhận 2 trường hợp trẻ em đầu tiên mắc ung thư phổi do di truyền từ mẹ sang trong lúc sinh.

     

    Người phụ nữ mãn kinh hơn 30 năm, đột nhiên ra máu bất thường

    Bà Nga đã mãn kinh hơn 30 năm, đột nhiên ra máu âm đạo, được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư hiếm gặp.

     

    Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung với gói khám ưu đãi ở MEDLATEC

    Nằm trong chuỗi chương trình “Vì sức khỏe cộng đồng”, từ nay đến hết năm 2020, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ưu đãi 10% Gói tầm soát ung thư cổ tử cung, khám phụ khoa cho chị em.

    Người phụ nữ nhận tin mắc ung thư sau thời gian ra máu bất thường

    Có hiện tượng ra máu bất thường tại vùng kín nhưng do chủ quan, bệnh nhân không đi khám ngay. Tới khi khi tình trạng này kéo dài một thời gian kèm theo mệt mỏi, chị bàng hoàng khi nhận chẩn đoán ung thư tử cung giai đoạn 2. 

    Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc mắc

    Căn bệnh ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng khi bệnh nhân mới mắc giai đoạn đầu. 

    Cảnh giác mắc ung thư cổ tử cung từ triệu chứng không điển hình

    Không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào, nhưng chủ quan không khám định kỳ hàng năm, trong lần tình cờ kiểm tra phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân 48 tuổi (Hà Nội) giật mình phát hiện mắc ung thư cổ tử cung.

    Thứ trưởng Y tế tiết lộ con số mới về ung thư ở Việt Nam

    - GS Nguyễn Văn Thuấn cho biết, sau 10 năm, tỉ lệ phát hiện sớm ung thư ở Việt Nam tăng ngoạn mục.