Gây nhiễu tần số vô tuyến trở nên phổ biến trong cuộc chiến tại Ukraine khi cả hai bên đều tìm cách ngăn cản bên còn lại sử dụng drone.

Thông thường, quân đội sử dụng 2 kiểu tác chiến điện tử phổ biến: tạo tiếng ồn vô tuyến can thiệp tín hiệu điều khiển và gây nhiễu tần số GPS điều hướng các drone.

Một kỹ thuật thứ ba trong chống lại những chiếc máy bay không người lái đã xuất hiện, đó là: giả mạo điều hướng.

Một báo cáo ngày 14/2 của Trung tâm điều phối hỗ trợ Novorossia, tổ chức dân quân do Nga hậu thuẫn chuyên xuất bản bài viết về chủ đề quân sự, cho thấy “trong 3 ngày, trinh sát của lữ đoàn 5 tại khu vực phía Nam Krasnohorivka đã mất 5 chiếc drone: 3 chiếc DJI Mavic 3 và 2 chiếc Autel EVO 2 Dual. Tất cả đều chung một kịch bản, các vệ tinh dẫn đường biến mất, xuất hiện trở lại và những chiếc drone này lao xuống đất”. Điều này dẫn đến “từ ngày 2/1, trinh sát lữ đoàn 5 bắt đầu chỉ bay ở chế độ thủ công”.

Kỹ thuật điều hướng giả mạo có thể hiệu quả ngay cả khi drone được điều khiển thủ công

Bài báo cũng lưu ý ngay cả khi máy bay không người lái ở chế độ điều khiển thủ công, nó vẫn có thể gặp sự cố nếu không thoát ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng đủ nhanh.

Các nhà vận hành drone tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Những chiếc máy bay không người lái đã bị đánh lừa rằng chúng đang trong khu vực “cấm bay” - tính năng các nhà sản xuất drone như DJI trang bị trên các sản phẩm, còn gọi là định vị địa lý để đảm bảo máy bay không người lái không bay vào những khu vực bị cấm như sân bay. 

Giả mạo GPS thực chất là một kỹ thuật được thiết lập từ lâu. Năm 2013, giáo sư Todd Humphreys của Đại học Texas đã minh hoạ một du thuyền lớn có thể bị mất quyền điều khiển bằng cách cung cấp dữ liệu điều hướng sai để dẫn nó đi đến bất cứ nơi nào ông muốn mà thuỷ thủ đoàn không hề hay biết.

Các công ty vận hành drone Nga nói rằng có thể khắc phục tình trạng giả mạo bằng cách chuyển drone sang chế độ lái thủ công, nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được từ đầu hoặc nhanh chóng trước khi nó rơi xuống đất.

Mặc dù việc giả mạo GPS là một bước ngoặt mới, nhưng điều này càng làm nổi bật thực tế drone dễ bị can thiệp dưới mọi hình thức.

“Tôi tin rằng trong từ 3-4 tháng nữa, DJI sẽ không thể sử dụng được”, một chuyên gia về drone người Ukraine nói với The Guardian vào giữa tháng 4.

Song, những thiết bị tiên tiến hơn, được trang bị bộ thu chống nhiễu lọc tiếng ồn vô tuyến và sử dụng bộ tín hiệu GPS-M dành cho quân sự vẫn có thể hoạt động.

Thời đại tác chiến drone

Sự phát triển nhanh chóng của máy bay không người lái trong những năm gần đây và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tích hợp đã làm dấy lên mối lo ngại về đạo đức đối với một số chuyên gia, đặc biệt là về việc sử dụng cái gọi là rô-bốt giết người hoặc vũ khí tự động gây chết người.

David Bielecki, giám đốc điều hành của Flytronic, một nhà sản xuất máy bay không người lái của Ba Lan, cho biết trong “Drones and the Future of War” rằng, “trong tương lai gần, một UAV có thể sẽ bay qua mục tiêu và tự quyết định có siết cò hay không.”

Elizabeth Minor của “Phong trào ngăn chặn Robot sát thủ” nói rằng mối quan tâm chính đối với vũ khí tự hành là "sự xói mòn quyền kiểm soát của con người đối với việc sử dụng vũ lực cũng như việc tự động hóa ngày càng tăng đối với các quyết định giết người".

Đến nay, 9 năm đàm phán không chính thức của Liên Hợp Quốc nhằm hình thành các quy tắc cơ bản quốc tế với drone quân sự, đạt được rất ít tiến triển.

Một báo cáo của UN tiết lộ vũ khí tự động sát thương với khả năng “tìm, diệt và quên” đã được sử dụng trong cuộc xung đột ở Libya vào năm 2020 khi máy bay không người lái Kargu-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất có thể tự động tấn công bộ binh.

Toby Walsh, học giả người Úc và chuyên gia về AI tại Đại học New South Wales, người không ủng hộ các loại robot sát thủ, không loại trừ những loại vũ khí này sẽ sớm được triển khai ở Ukraine. 

“Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, con người đã phát minh ra súng máy trên xe tăng, và điều đó đã thay đổi bản chất của cuộc chiến. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta đã biết cách sử dụng sử dụng các cuộc không kích để phá nát thành phố đối phương”, học giả này giải thích.

“Tôi có cảm giác các nhà sử học sẽ nhìn lại xung đột ở Ukraine và nhận ra máy bay không người lái và vũ khí tự hành đã bắt đầu cất cánh như thế nào, và đó là một bước làm thay đổi bản chất của chiến tranh.”

(Theo Forbes, Aljazeera)

Drone cảm tử: ‘Lá bài’ mới trên chiến trường Ukraine

Drone cảm tử: ‘Lá bài’ mới trên chiến trường Ukraine

Các loại máy bay không người lái “kamikaze” (drone cảm tử) đang được quân đội Nga sử dụng trong vài tuần trở lại đây, với mục tiêu nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu và lực lượng Ukraine nằm sâu sau phòng tuyến.