- Trao đổi với VietNamNet, ông Nuno Cunha, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội (Tổ chức Lao động quốc tế - ILO) nhận định, Việt Nam không còn cách chọn nào khác là phải tăng tuổi nghỉ hưu.
Việt Nam đang đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, theo ông có thể bỏ đề xuất này mà thay vào đó là tăng tính hiệu quả của đầu tư quỹ BHXH?
Hiệu quả hoạt động của quỹ có một vai trò nhất định trong việc đảm bảo cân đối quỹ.
Tuy nhiên, tốc độ thay đổi nhân khẩu nhanh như ở Việt Nam, đặc biệt là tốc độ già hóa dân số đã dẫn đến những thách thức chỉ có thể xử lý bằng việc thay đổi các tham số của hệ thống BHXH mà một trong các tham số đó là tuổi nghỉ hưu.
Tăng tuổi nghỉ hưu là một xu hướng ở nhiều nước trong khu vực. So sánh với các quốc gia có cùng mức tuổi thọ trung bình của dân số, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam rõ ràng thấp hơn nhiều quốc gia.
Ông Nuno Cunha |
Chúng tôi hiểu rằng người dân sẽ không hài lòng với việc tăng tuổi nghỉ hưu vì đây là một quyết định khó khăn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu về tuổi thọ trung bình, đặc biệt là tuổi thọ của những người sống từ 60 trở lên, có thể thấy ngày nay một phụ nữ Việt Nam khi đạt đến tuổi 60 thì có tuổi thọ trung bình đến 81,6. Như vậy nếu nghỉ hưu ở tuổi 55, phụ nữ Việt Nam sẽ nhận lương hưu hơn 26 năm.
Tưởng tượng là nếu người này bắt đầu tham gia lao động từ 25 tuổi, tối đa có thể đóng được 30 năm (thậm chí ít hơn). Như vậy đóng 30 năm để hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể. Do vậy có thể thấy được thách thức mà hệ thống cần xử lý.
Không chỉ là việc tuổi thọ tăng, mà tỷ lệ dân số lao động trên 1 người già sẽ giảm từ 6,6 xuống còn khoảng 2.
Chúng tôi không tưởng tượng nổi hệ thống sẽ tồn tại như thế nào nếu các tham số như tuổi nghỉ hưu không được điều chỉnh.
Ủng hộ đề xuất mỗi năm tăng 3 tháng
Liệu có cách nào khác để quỹ không vỡ nhưng cũng không làm giảm quyền lợi của người lao động thông qua việc tăng tuổi nghỉ hưu?
Có 3 phương án chính để đảm bảo bền vững tài chính của một hệ thống an sinh xã hội: Giảm chế độ, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng tỷ lệ đóng góp.
Mỗi phương án đều có tác động khác nhau đến hệ thống an sinh và đồng thời tác động đến cả từng người dân và DN.
Cần tìm được giải pháp cân bằng 3 phương án trên cũng như cần thực hiện cải cách từ từ để đảm bảo người dân và doanh nghiệp có đủ thời gian để điều chỉnh. Đấy chính là phương cách đảm bảo tính bền vững về tài chính và về xã hội của hệ thống BHXH.
Bộ LĐTB&XH vừa đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Một là nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 và nam lên 62, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng; phương án 2 là nữ nghỉ hưu ở tuổi 60, nam 65, lộ trình mỗi năm điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Quan điểm của ông?
Như tôi đã phân tích ở trên, nữ giới đóng BHXH 30 năm để hưởng lương hưu 26 năm là điều không thể. Do vậy không hề khó khi thấy được thách thức mà hệ thống cần xử lý.
Bộ LĐTB&XH đưa ra 2 phương án tăng tuổi hưu |
Chúng tôi ủng hộ đề xuất mỗi năm tăng 3 tháng và bắt đầu tăng từ 2020, nghĩa là đến tận 2024 mới có người phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 56 và đến tận 2028 mới nghỉ ở tuổi 57. Việc tăng tuổi hưu từ từ như vậy cho phép người dân và nền kinh tế điều chỉnh theo.
Tiến tới cân bằng tuổi nghỉ hưu nam và nữ?
Theo ông, có nên cân bằng tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ?
Nhiều người nói sẽ là công bằng nếu cho phép phụ nữ nghỉ hưu sớm vì bên cạnh làm việc họ còn thực hiện chức năng chăm sóc gia đình làm họ bận rộn hơn.
Một số người cũng nói là phụ nữ cần nghỉ hưu sớm về sức khỏe của họ không bằng nam giới. Những nhận định trên hoàn toàn sai lầm. Phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Về nguyên tắc sức khỏe của phụ nữ sau giai đoạn chăm sóc con cái bằng hoặc tốt hơn sức khỏe đàn ông.
Nếu nghỉ hưu sớm, phụ nữ sẽ có lương hưu thấp hơn (lương hưu của đàn ông) do thời gian đóng góp ít hơn, và thông thường phụ nữ có lương thấp hơn với nam giới (trong cùng công việc), trong khi thực tế là phụ nữ lại sống lâu hơn nam giới.
Do vậy cách công bằng nhất là cần phải tiến tới cân bằng tuổi nghỉ hưu nam và nữ, cho phép phụ nữ nghỉ hưu với mức lương hưu cao hơn.
Tổng bí thư: Điều chỉnh tuổi hưu phù hợp với tình hình mới
Đề án Cải cách BHXH trình hội nghị TƯ 7 với mong muốn phát triển lĩnh vực BHXH trở thành một động lực trong phát triển bền vững của đất nước.
Tăng tuổi hưu: Người trẻ có lo khó tìm việc?
Trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ công chức, viên chức từ 55 lên 60 tuổi với nữ và 60 lên 62 tuổi với nam, những người trẻ nói gì?
Thứ trưởng Bộ Lao động quả quyết phải tăng tuổi hưu
Trước những ý kiến trái chiều về tăng tuổi hưu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho rằng, tăng là cần thiết.
Tăng tuổi hưu: Chân yếu tay mềm còn làm gì được?
Hàng trăm độc giả góp ý với đề xuất tăng tuổi hưu, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như hiện tại.
Lường trước phản ứng xã hội nếu tăng tuổi hưu
Vẫn còn nhiều băn khoăn xung quanh những sửa đổi đối với luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo hướng mở rộng đối tượng đóng để giảm nguy cơ vỡ quỹ.
Vũ Điệp